I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Những kiến thức cơ bản nhất qua quá trình học tập. Nắm được một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật cơ bản. Các chủ đề đạo đức và pháp luật đã học.
v Vai trò ý nghĩa của các chẩn mực đạo đức – pháp luật đó.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Rèn luyện để có được các chuẩn mực đạo đức – pháp luật.
v Thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức – pháp luật đó.
v Biết phân loại các chuẩn mực đạo đức – pháp luật thuộc các chủ đề.
3 Thái độ:.
Hình thành ở học sinh thái độ:
v Tích cực chủ động trong học tập.
v Hình thành ý thức tự giác trong học tập.
v Có ý thức trau đồi phẩm chất đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
34
34
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Những kiến thức cơ bản nhất qua quá trình học tập. Nắm được một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật cơ bản. Các chủ đề đạo đức và pháp luật đã học.
Vai trò ý nghĩa của các chẩn mực đạo đức – pháp luật đó.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Rèn luyện để có được các chuẩn mực đạo đức – pháp luật.
Thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức – pháp luật đó.
Biết phân loại các chuẩn mực đạo đức – pháp luật thuộc các chủ đề.
3 Thái độ:.
Hình thành ở học sinh thái độ:
Tích cực chủ động trong học tập.
Hình thành ý thức tự giác trong học tập.
Có ý thức trau đồi phẩm chất đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Qua một thời gian học tập chúng ta đã được tìm hiểu một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật. Nhằm mục đích củng cố lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì sắp tới. Chúng ta sẽ tiến hành ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 2:
PHÂN LOẠI CHỦ ĐỀ BÀI HỌC:
GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình”?
HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tư,ï an toàn xã hội”?
HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục, kinh tế”?
HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Các quyền tự do cơ bản của công dân”?
HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước”?
HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời.
GV: Chuyển mục.
HOẠT ĐỘNG 3:
TÌM HIỂU VAI TRÒ,
Ý NGHĨA CỦA CÁC CHUẨN MỰC:
GV: Các chuẩn mực pháp luật chúng ta đã được tìm hiểu có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
HS: Tự liên hệ kiến thức đã học để trả lời.
GV: Bản thân em thực hiện được các chuẩn mực pháp luật nào?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Trong gia đình em, ai là người để em học tập về việc thực hiện các chuẩn mực pháp luật? Vì sao? Em đã học được gì từ người đó?
HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời.
GV: Ở trường, lớp em việc thực hiện các chuẩn mực pháp luật như thế nào?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Địa phương em việc thực hiện các chuẩn mực pháp luật như thế nào?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời.
GV: Em hãy cho một số ví dụ về việc nghiêm chỉnh chấp hành các chuẩn mực pháp luật đã mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đó là những lợi ích gì?
HS: Tự liên hệ trong cuộc sống để trả lời.
GV: Kết luận và chuyển mục.
HOẠT ĐỘNG 4:
LÀM BÀI TẬP:
GV: Qua phần tìm hiểu trên đây hãy lập bảng thống kê về các chủ đề:
HS: Học sinh lập như sau:
GV: Trẻ em gồm các quyền cơ bản nào?
GV: Môi trường gồm các yếu tố nào?
GV: Em hiểu thế nào về di sản văn hoá?
GV: Kết luận:
Chủ đề “Quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình”: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
Chủ đề “Quyền và nghĩa vụ công dân về trật tư,ï an toàn xã hội”: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Chủ đề “Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hoá, giáo dục, kinh tế”: Bảo vệ di sản văn hoá.
Chủ đề “Các quyền tự do cơ bản của công dân”: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Chủ đề “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lý Nhà nước”: Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; Bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Nghiên cứu toàn bộ kiến thức đã học.
Làm toàn bộ bài tập trong chương trình đã học.
Đọc và nghiên cứu toàn bộ nội dung bài học của những bài đã học.
Chuẩn bị kĩ cho bài kiểm tra.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T34.doc