Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 30 - Bài dạy: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp)

I/ Mục tiêu bài dạy:

1/ Kiến thức:

-Hiểu được chức năng nhiệm vụ từng cơ quan nhà nước.

2/ Kĩ năng:

-Hình thành ở hs ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước,sống và học tập theo pháp luật.

3/ Thái độ:

-HS biết thực hiện đúng pháp luật của nhà nước,những quy định của chính quyền địa phương,quy chế học tập của nhà trường.

-Báo cáo kịp thời cho những cơ quan có chức năng khi thấy những hành vi vi phạm pháp luật hoặc khả nghi

-Đấu tranh phê phán những hiện tượng tự do vô kỉ luật.

II/ Chuẩn bị:

* Giáo viên: -Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.

-Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

* Học sinh:

-Tìm hiểu Hiến pháp 1992 chương VI, VIII, IX

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 30 - Bài dạy: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30 Tiết 30 Ngày soạn. Ngày dạy Bài dạy: NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.(tt) I/ Mục tiêu bài dạy: 1/ Kiến thức: -Hiểu được chức năng nhiệm vụ từng cơ quan nhà nước. 2/ Kĩ năng: -Hình thành ở hs ý thức tự giác trong việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước,sống và học tập theo pháp luật. 3/ Thái độ: -HS biết thực hiện đúng pháp luật của nhà nước,những quy định của chính quyền địa phương,quy chế học tập của nhà trường. -Báo cáo kịp thời cho những cơ quan có chức năng khi thấy những hành vi vi phạm pháp luật hoặc khả nghi -Đấu tranh phê phán những hiện tượng tự do vô kỉ luật. II/ Chuẩn bị: * Giáo viên: -Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước. -Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. * Học sinh: -Tìm hiểu Hiến pháp 1992 chương VI, VIII, IX, X. III/ Tiến trình lên lớp: 1/ ổn định lơp: (1’) 2/ Kiểm tra bài cũ: Bộ máy nhà nước ta là gì? Nêu sự phân cấp trong bộ máy nhà nước? 3/ Giảng bài mới: Giới thiệu bài: GV : từ nội dung kiểm tra bài cũ-> chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan của bộ máy nhà nước. Tiến trình bài dạy: TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Kiến thức. 18’ Hoạt động1: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nước: GV: treo sơ đồ bộ máy nhà nước. GV:cho hs thảo luận nhóm(5’), nội dung Bộ máy nhà nước bao gồm những loại cơ quan nào? Mỗi loại cơ quan gồm những cụ thể gì? GV: kết luận, ghi bài. GV: treo bảng phụ ghi sẵn điều 83,84 hiến pháp 1992. Vì sao nói Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất? Chủ tịch quốc Hội hiện nay của nhà nước ta là ai? GV: treo bảng phụ ghi sẵn điều 119,120 hiến pháp 1992. Vì sao hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương? GV: treo bảng phụ ghi sẵn điều 109,126,127,137. HS quan sát HS thảo luận nhóm 5’ Cách thức: Đại diện nhóm ghi nội dung thảo luận lên bảng nhóm. Hết thời gian gắn ý kiến lên bảng. HS cả lớp nhận xét,bổ sung. Hs đọc HS trả lời: do nhân dân cả nước lựa chọn bầu ra. HS trả lời: Nguyễn Phú Trọng. HS đọc. HS trả lời: Đại biểu hội đồng nhân dân là do nhân dân ở từng địa phương bầu ra đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. HS đọc ->Nắm được nhiệm vụ của chính phủ,của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân 3/ Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy nhà nước: Cơ quan quyền lực nhà nước: Là cơ quan lập pháp Quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia. Giám sát mọi lĩnh vực. Cơ quan hành chính của nhà nước: Là cơ quan hành pháp Điều hành,quản lí mọi công việc trong đất nước. Cơ quan xét xử: Chuyên lo giải quyết tranh chấp và xét xử những hành vi vi phạm. Cơ quan kiểm sát: Kiểm tra giám sát những hành vi của pháp luật. Thực hiện quyền công tố nhà nước. 9’ Hoạt động 2: Trách nhiệm của công dân đối với cơ quan nhà nước: Nêu quyền làm chủ của công dân đối với cơ quan trong bộ máy nhà nươc. GV: kết luận,ghi bài. HS trả lời,giám sát,góp ý, bổ sung HS cả lớp nhận xét góp ý, bổ sung. 4/ Trách nhiệm của công dân: Công dân có quyền giám sát, góp ý vào các hoạt động chung của các cơ quan nhà nước. Công dân có nghĩa vụ: Thực hiện tốt chính sách ,pháp luật của nhà nước. Bảo vệ các cơ quan nhà nước. Giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ. 10’ Hoạt động3: Luyện tập củng cố: GV:treo bảng phụ ghi sẵn bài tập. Khoanh tròn vào những chữ cái đứng trước ý mà em cho là đúng? 1/ Chính phủ làm nhiệm vụ. a/ Biểu quyết thông qua hiến pháp, pháp luật. b/ Tổ chức thi hành hiến pháp,luật. 2/ Chính phủ do: a/ Nhân dân bầu ra B/ quốc hội bầu ra. GV: chốt lại đáp án đúng. HS đọc đề bài tập,xác định yêu cầu đề. HS xung phong lên giải. HS cả lớp nhận xét góp ý, bổ sung. 4/ Dặn dò: (2’) Về nhà ôn bài. Làm bài tapa,b,c,d,e SGK. Xem bài 18. Đọc trước phần thông tin, sự kiện->soạn gợi ý a,b,c,d,đ sgk Tìm hiểu thực tế những người đứng đầu trong các cơ quan của bộ máy nhà nước cấp cơ sở. IV/ RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docTiet 30.doc