A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết đánh giá các hành vi của bản thân và của người khác biết học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
3. Thái độ: HS có ý thức và nhu cầu rèn luyện tính tự trọng.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, đèn chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là trung thực? Nêu ý nghĩa của nó?
2. Trong những trường hợp nào có thể không nói lên sự thật mà không bị xem là thiếu trung thực? Vì sao?
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 3 - Bài 3: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy : / / 2009
TIẾT 3: BÀI 3: TỰ TRỌNG
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết đánh giá các hành vi của bản thân và của người khác biết học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
3. Thái độ: HS có ý thức và nhu cầu rèn luyện tính tự trọng.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm...
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, đèn chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là trung thực? Nêu ý nghĩa của nó?
2. Trong những trường hợp nào có thể không nói lên sự thật mà không bị xem là thiếu trung thực? Vì sao?
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (1 phút):
Gv dẫn dắt từ bài củ đến bài mới
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 6 phút) Khai thác nội dung truyện đọc: Gv: Gọi HS đọc truyện (phân vai)
- Lời dẫn; Ông giáo; Rô – Be; Sác - Lây
Gv: Hãy nêu những việc mà Rô-Be đã làm?
Gv: Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?
Gv: Em có nhận xét gì về hành động của Rô-Be?
Gv: Nêu câu hỏi a sgk.
Gv: Hành động của Rô-Be đã tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả?
Gv: Việc làm của Rô-Be thể hiện đức tính gì?
*HĐ2:(10 phút) Tìm hiểu nội dung bài học
Gv: Thế nào là tự trọng?
Gv: Tự trọng được biểu hiện như thế nào?
Gv: Trái với tự trọng là gì? Cho ví dụ? (Trốn tránh trách nhiệm, nịnh trên, nạt dưới, ...)
* HĐ3:( 8 phút) Thảo luận nhóm, tìm ý nghĩa của tự trọng.
Gv: Chia hs làm 2 nhóm, thảo luận theo 2 nd sau:
1. Nhóm 1: Tìm ví dụ về tự trọng, kết quả.
2. Nhóm 3: Tìm ví dụ về thiếu tự trọng? Hậu quả.
* Gv: Hãy nêu suy nghĩ của mình về những việc làm sau:
1. Bạn Nam xấu hổ với bạn bè vì cả bạn đang đi chơi thì gặp bố đang đạp xích lô.
2. Bạn Hương rủ bạn đến nhà mình chơi nhưng lại đưa sang nhà cô chú vì nhà cô chú sang trọng hơn.
3. Minh không bao giờ đi sinh nhật bạn vì không có tiền mua quà.
Gv: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với: Cá nhân, gia đình và xã hội?
HĐ4:(7 phút) Luyện tập – liên hệ thực tế
Bài tập1:
Gv: Yêu cầu HS làm các bài tập a,đ sgk/11,12.
Gv: Cần làm gì để rèn luyện tính tự trọng?
1. Tự trọng là gì?
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Biểu hiện:
+ Cư xử đàng hoàng đúng mực.
+ Biết giữ lời hứa.
+ Luôn làm tròn trách nhiệm của mình
+ Không để người khác chê trách, nhắc nhở.
2. Ý nghĩa:
- Giúp con người có nghị lực, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân.
- Cuộc sống xã hội tốt đẹ, có văn hoá, văn minh hơn.
3. Cách rèn luyện:
- Giữ lời hứa, sống trung thực không a dua với bạn xấu.
- Không chấp nhận sự xúc phạm sỉ nhục hoặc thương hại của người khác.
- Rèn luyện mình từ việc nhỏ đến việc lớn ( Trong học tập, lời nói, cách cư xử, tác phong...)
IV. Củng cố: ( 5 phút) Cho HS xử lí tình huống sau:
- Giờ kiểm tra địa Na không làm được bài, nhưng dứt khoát không giở sách, vở và cũng không chép bài của bạn. Sau khi nộp bài Na nói với các bạn: mình sẻ gở điểm sau, nhưng các bạn lại cho Na là người tự kiêu, là sĩ diện.
- Em có đồng ý với nhận xét của các bạn đó không? Vì sao?
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập b,c,d, SGK.; Xem trước bài 4.
File đính kèm:
- TIET 3-L7.doc