I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và tác hại của nó, thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
2) Thái độ : Hình thành ở HS ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo; ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục, tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo; ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan.
3) Kỹ năng: Giúp HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của CD, tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái PL và chính sách của N2.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết: 28 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :24/3/2008
Tuần :28
Tiết :28
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO. (TT)
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được tôn giáo là gì, tín ngưỡng là gì, thế nào là mê tín và tác hại của nó, thế nào là quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.
2) Thái độ : Hình thành ở HS ý thức tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, quyền tự do tôn giáo; ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục, tập quán lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo; ý thức cảnh giác đối với các hiện tượng mê tín dị đoan.
3) Kỹ năng: Giúp HS phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan, hiện tượng vi phạm tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan, vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của CD, tố cáo kịp thời những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái PL và chính sách của N2.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
- HP 1992, Bộ Luật Hình Sự 1999.
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT, giấy khổ to, tranh ảnh về chùa chiền, nhà thờ, lễ hội
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (6’)
a. Em hãy kể tên 1 số tôn giáo ở Việt Nam, Vì sao phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác?
b. Hãy nêu các việc làm mê tín dị đoan cần bài trừ.
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài mới (1’)
Hôm nay các em học tiếp bài 16
b) Tiến trình bài dạy:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
KIẾN THỨC
12’
13’
10’
HĐ1: Luyện tập, củng cố kiến thức bài học.
GV:- Ghi NDBT e SGK lên bảng phụ.
Theo em những hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan :
+ Xem bói. + Xin thẻ.
+ Lên đồng. + Yểm bùa.
+ Đi lễ. + Đi chùa.
+ Cúng tổ tiên + Sợ gặp phụ nữ
- NXHS làm BT e, giải thích tại sao không chọn các hành vi còn lại.
- BT a cho HS phát biểu cá nhân.
GV:- + Giải thích cho Hs hiểu: người theo đạo là có tín ngưỡng, vì: Tôn giáo là 1 hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.
- BT c, HS cho ví dụ về những hành vi vi phạm PL về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo .
- Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan, cho ví dụ.
GV:- * NX, kết luận phần này.
HĐ2: Rèn luyện và liên hệ bản thân.
- Cho HS thảo luận cả lớp qua các BT sau:
1. Những hành vi nào sau đây cần phê phán?
a. Nói năng thiếu văn hoá khi đi lễ chùa.
b. Quần áo thiếu lịch sự khi đi lễ nhà thờ.
c. Tuân theo các QĐ của chùa, nhà thờ, thánh thất.
d. Trêu chọc chú tiểu trong chùa.
2. Những hiện tượng sau có là tín ngưỡng không? Vì sao?
a. HS trước khi đi thi hoặc kiểm tra:
+ Đi lễ để đạt điểm cao.
+ Không ăn trứng.
+ Không ăn xôi lạc, xôi đỗ đen.
+ Không ăn chuối.
+ Sợ gặp đàn bà ( phụ nữ).
+ Bố, anh trai ra đứng trước ngõ.
b. Một số ngày kiêng kỵ:
+ Mồng 5, 14, 23
Đi buôn cũng lỗ nữa là đi chơi.
+ Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3
c. Có ý kiến cho rằng: HS ngày nay có hiện tượng mê tín dị đoan .
Theo em ý kiến trên đúng hay sai?
GV: - NX và kết luận các BT trên.
HĐ3: Tổ chức trò chơi đóng vai.
GV: - Cho HS đóng vai 1 TH giả định về mê tín dị đoan đã chuẩn bị trước ở nhà ( Mỗi tổ 1 TH ).
- NX, đánh giá các tổ thực hiện.
* Kết luận toàn bài: Nêu mục tiêu bài học.
HS:- Làm BT e, giơ tay lên bảng trình bày, cả lớp NX để thống nhất kết quả chung:
- HS giơ tay phát biểu BT a.
- Ví dụ:
- Xem NDBH
- Tự bày tỏ ý kiến cá nhân
a. Các hiện tượng này không là tín ngưỡng vì không phù hợp với hiện tượng tự nhiên, mọi người tin vào điều mù quáng không có thật. Kết quả ảnh hưởng đến công việc, thời gian tiền của.
- Không nên kiêng kỵ những ngày này, vì đây là việc hoàn toàn không có căn cứ mà ảnh hưởng đến công việc.
HS:- - Ý kiến đó là đúng.
- Các tổ tiến hành trò chơi đóng vai các TH giả định về mê tín dị đoan .
- Lớp NX về:NDTH, kịch bản, thể hiên nhân vật, thái độ đối với TH.
- BTập e:
+ Xem bói.
+ Xin thẻ.
+Lên đồng.
+ Yểm bùa.
+ Sợ gặp phụ nữ.
- BT a:
+ Cản trở CD thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan.
- Những hành vi sau cần phê phán:
a, b, d.
4) DẶN DÒ: 2’
- Về nhà làm các BT còn lại trong SGK, học kỹ phần NDBH.
- Chuẩn bị trước bài 17, xem phần tham khảo để làm BT.
- Vẽ trước sơ đồ phân công, phân cấp bộ máy NN lên giấy khổ to.
IV) RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG
File đính kèm:
- CD7.T28.doc