Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì?

v Thế nào là mê tín dị đoan và tác hạo của mê tín dị đoan.

v Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Biết phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan.

v Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các biểu hiện mê tín dị đoan, các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

v Tố cáo các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 27 27 16 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là gì? Thế nào là mê tín dị đoan và tác hạo của mê tín dị đoan. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết phân biệt tín ngưỡng với mê tín dị đoan. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác, đấu tranh chống các biểu hiện mê tín dị đoan, các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Tố cáo các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có thái độ tôn trọng tự quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo. Ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan. Phê phán, không tin tưởng vào các hành vi mê tín dị đoan. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Tôn giáo Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Hiện nay, có một số ít người dân do trình độ hiểu biết chưa đầy đủ, nên mỗi khi ốm đau thường tìm đến những người làm nghề thầy cúng, đồng cốt để cúng bái để chữa bệnh. Em có nhận xét gì về hành vi này? HS: Tự nêu nhận xét của mình. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc phần thông tin GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Hãy cho biết đâu là tín ngưỡng, tôn giáo. Việc làm Tín ngưỡng, tôn giáo Thờ Đức Chúa trời x Thờ thần linh x Cúng chữa bệnh. Thờ tổ tiên x Thờ các anh hùnh liệt sĩ. x Xem bói Nhóm 3+4: Câu hỏi: Hãy cho biết đâu là tôn giáo? Tên gọi của tôn giáo đó? Việc làm Tôn giáo Thờ Đức Chúa trời Đạo Tin lành Thờ thần linh Thờ Phật Đạo Phật Thờ tổ tiên Thờ các anh hùnh liệt sĩ. Xem bói Thờ Đức Chúa trời và Đức Mẹ Đạo Thiên chúa Nhóm 5+6: Câu hỏi: Hãy cho biếy đâu là mê tín dị đoan? Việc làm Mê tín dị đoan Thờ Đức Chúa trời Thờ thần linh Lên đồng. x Cúng chữa bệnh. Thờ tổ tiên x Rút thẻ trước khi đi thi x Thờ các anh hùnh liệt sĩ. Xem bói x HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ KHÁI NIỆM TÍN NGƯỠNG: GV: Dựa vào kết quả thảo luận của nhóm 1 và 2 các em hãy cho biết việc thờ một nhân vật, một đấng thần linh nào đó thể hiện điều gì của con người? Em có nhận xét gì về những việc làm trên? HS: Thể hiện lòng tin vào nhân vật mình đang thờ. Thờ Phật, thờ Chúa đó chính là những điều thần bí. GV: Vậy tin vào tin vào những điều thần bí đó chính là tín ngưỡng. Vậy tín ngưỡng là gì? HS: Dựa vào phân tích trên để trả lời. GV: Dựa vào kết quả thảo luận của nhóm 3 và 4 em hãy cho biết việc thờ Phật, thờ Chúa.. có gì khác với việc thờ tổ tiên và các anh hùng liệt sĩ? HS: Thờ Phật, thờ Chúa còn gọi là đạo. GV: Thờ Phật thờ Chúa có phải là tín ngưỡng không? Nó khác với tín ngưỡng thuần tuý ở chỗ nào? HS: Cũng là tín ngưỡng, nhưng nó có tổ chức có hệ thống. GV: Tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức thì gọi là tôn giáo? Vậy tôn giáo là gì? HS: Tự liên hệ phân này để trả lời. GV: Giới thiệu về các hệ thống, tổ chức tôn giáo. GV: Em có nhận xét gì về những việc làm ở nhóm 5 và 6? HS: Đó là những việc làm nhảm nhí. GV: Kết luận:Tin vào những điều nhảm nhí mơ hồ đó chính là mê tín dị đoan. Vậy thế nào là mê tín dị đoan? HS: Tự liên hệ vào phân tích trên để trả lời. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO: GV: Những việc làm thể hiện tín ngưỡng, tôn giáo trên đây có bị cấm hay không? Vì sao? HS: Không bị cấm, bởi nó không làm ảnh hưởng xấu đến xã hội, ngược lại nó còn có tác động tích cực đến con người. GV: Công dân tự do đi theo các tín ngưỡng, tôn giáo trên đây hay là bị ép buộc? HS: Công dân tự do đi theo, không có ai ép buộc. GV: Vậy thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? HS: Dựa vào các phân tích trên đây để trả lời. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. 1. Khái niệm: Tín ngưỡng: Lòng tin vào một điều thần bí. Tôn giáo: Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức. Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ, không có thật, thậm chí dẫn đến kết quả xấu. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Công dân có quyền theo hoặc không theo, hoặc thôi tín ngưỡng, tôn giáo. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT27.doc