A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm, dàn dựng tiểu phẩm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 27 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2010
Ngày dạy : / / 2010
Tiết 27: Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG
VÀ TÔN GIÁO (T1)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm, dàn dựng tiểu phẩm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1’).7A: 7B: 7C:
II. Kiểm tra bài cũ:(4’). Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra 1 tiết.
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề (4’):
Gv cho Hs sắm vai theo nội dung sau:
Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình.
Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ đức chúa trời, nhà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo.
Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?.
Mẹ: Nhà mình theo đạo phật.
Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào hả mẹ?.....Gv dẫn dắt vào bài.
2. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10’) Tìm hiểu tin tức, sự kiện:
GV gọi HS đọc phần này cho cả lớp nghe)
Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?.
Gv: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?.
HS: Tín ngưỡng.
GV: Nêu những mặt tích cực, tiêu cực của tôn giáo ở nước ta và sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo?
GV chia lớp ra 3 nhóm thảo luận 3 nội dung:
Nhóm 1: Hãy nêu những mặt tích cực của tôn giáo ở nước ta?
Nhóm 2: Hãy nêu những mặt tiêu cực của tôn giáo ở nước ta?
Nhóm 3: Nêu những điều cơ bản, và những tài liệu có liên quan thể hiện sự quan tâm đến tôn giáo của Đảng và nhà nước ta?
HS các nhóm thảo luận.
Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
HS các nhóm khác bổ sung thêm.
GV gọi HS đọc văn kiện Hội nghị lần thứ V của BCHTƯ Đảng và điều 70 HP năm 1992.(SGK) tr 52.
* HĐ2:( 14’) Tìm hiểu nội dung bài học:
GV: Khi mình tin vào thần linh, Thượng đế, chúa trời . . . thì gọi đó là tín ngưỡng. Vậy, tín ngưỡng là gì?. Cho ví dụ.
( Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...)
GV: Tín ngưỡng có hệ thống, có tổ chức thì gọi là tôn giáo. Vậy,tôn giáo là gì?
GV: Hỏi một số HS, em và gia đình đang theo đạo gì?. Hãy kể một số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo?.( VD: đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...).
GV: Một số người hay tin một cách mù quáng vào bói toán, bùa phép cuối cùng “tiền mất, tật còn”, đó gọi là mê tín dị đoan. Vậy, thế nào là mê tín dị đoan?.
HS:
GV: Dù là đạo gì thì mục đích chung của các đạo là gì?
* HĐ3 Luyện tập ( 6 phút)
Gv: Hãy kể một số biểu hiện mê tín dị đoan trong xã hội hiện nay?
Gv: HD học sinh làm bài tập a,b,c sgk/53,54.(Nếu còn thời gian).
I. Thông tin, sự kiện:
1. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam:
- VN là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, nhiều tôn giáo.(Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành).
- Tín ngưỡng và tôn giáo nước ta có nhiều mặt tích cực đóng góp nhiều cho đất nước song cũng còn những mặt tiêu cực cần khắc phục.
2. Những mặt tích cực, tiêu cực của tôn giáo và sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước ta đối với tín ngưỡng, tôn giáo:
a. Những mặt tích cực:
+ Đa số công dân tôn giáo đều là người lao động, có tinh thần yêu nước, yêu thương cộng đồng.
+ Đóng góp nhiều công sức, xương máu cho đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
+ Các tổ chức tôn giáo đều thực hiện và chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.
b. Những mặt tiêu cực:
+ Nhiều công dân theo đạo, trình độ thấp, lạc hậu, tin vào mê tín dị đoan.
+ Bị kích động, lợi dụng vào tín ngưỡng để phản nước, hại dân.
+ Hành nghề, tin vào mê tín dị đoan, hoạt đông trái pháp luật.
+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tài sản của công dân, của nhà nước.
c. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với tín ngưỡng và tôn giáo:
+ Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến tín ngưỡng, tôn giáo và đã có nhiều chủ trương, chính sách thích hợp với tôn giáo trong từng thời kỳ.Điều đó được thể hiện trong những tài liệu sau:
- Văn kiện Hội nghị Vcủa BCHTƯ Đảng
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (Điều 70, hiến pháp năm 1992).
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
* Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
* Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái.
VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tin lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...
* Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên dẫn đến hậu quả xấu.
-Mê tín dị đoan không có lợi và thường dẫn đến hậu quả xấu
Ví dụ: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép, yểm bùa.
-Tôn giáo còn được gọi là Đạo
2. Liên hệ: Mục đích chung của các đạo:
* Hướng vào điều thiện, tránh điều ác. Việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên, tôn vinh người có công với nước.
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: ( 4’)
- Tín ngưỡng là gì?
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan
V. Dặn dò: ( 2’)
- Học thuộc và nắm nội dung của phần bài học. Làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài để tiết sau học tiếp.
- Tìm hiểu các lễ nghi của 1 số tôn giáo ở địa phương em.
File đính kèm:
- TIET 27.doc