I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
-HS hiểu khái niệm di sản văn hóa.
-Sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
2/ Kĩ năng:
-Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.
-Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
3/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ,tôn tạo những di sản văn hóa
- Ngăn ngừa những hành động cố ý hay vô ý xâm hại đến di sản văn hóa.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
-Sưu tầm các kì quang của thế giới,tranh ảnh về di sản văn hóa trong nước,trong tỉnh,trong huyện
-Anh về các di sản văn hóa Việt Nam được tổ chứcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Học sinh:
-Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa.
-Bảng nhóm, bút dạ,nam châm.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 24 - Bài dạy: Bảo vệ di sản văn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 24
Ngày soạn. Ngày dạy
Bài dạy: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA.
I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
-HS hiểu khái niệm di sản văn hóa.
-Sự khác nhau giữa di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
2/ Kĩ năng:
-Có hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa.
-Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn bảo vệ di sản văn hóa.
3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ,tôn tạo những di sản văn hóa
Ngăn ngừa những hành động cố ý hay vô ý xâm hại đến di sản văn hóa.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
-Sưu tầm các kì quang của thế giới,tranh ảnh về di sản văn hóa trong nước,trong tỉnh,trong huyện
-Aûnh về các di sản văn hóa Việt Nam được tổ chứcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Học sinh:
-Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hóa.
-Bảng nhóm, bút dạ,nam châm.
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lơp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (4’)
H1: Em hãy nêu tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với cuộc sống con người?
H2: Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước những hành vi gây ô nhiễm,phá hủy môi trường:
A/ Khai thác thủy ,hải sản bằng chất nổ.
B/ Săn bắt động vật quý hiếm trong rừng.
C/ Khai thác theo chu kì, có kế hoạch cải tạo rừng.
D/ Đổ các chất thải công nghiệp vào nguồn nước.
E/ Trồng cây gây rừng,phủ xanh đất trống đồi trọc.
3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:
GV: Cho 2 hs sắm vai:
Thủy: Lan! Hè vừa rồi bạn được bố mẹ cho đi tham quan những nơi nào?
Lan: Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám.Thế còn bạn , bạn được đi những đâu?
Thủy: Mình được đi cố đô Huế,phố cổ Hội An,Thánh địa Mĩ Sơn,đẹp và cổ kính lắm!bố mình nói đấy là những di sản văn hóa thế giới cần phải gìn giữ và phát huy,thế Lan này,bạn có biết di sản văn hóa là gì không?
Lan: Mìnhkhoong rõ lắm.chúng mình đi hỏi cô giáo đi.
GV: chào các em,có chuyện gì không các em?
Thủy: chúng em muốn biết di sản văn hóa là gì ạ!
Lan: Cô có thể giải đáp cho chúng em được không?
GV: Đây không chỉ là thắc mắc của hai em mà là của cả lớp chúng ta.Vậy để hiểu vấn đề này,chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
IV/Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Kiến thức.
13’
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm , nhận xét ảnh -> hình thành khái niệm.
GV treo 3 bức ảnh:
Thánh địa Mĩ Sơn
Bến cảng Nhà Rồng
Vịnh Hạ Long.
GV: Nêu nội dung thảo luận.
Nhóm 1,2: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên?
Nhóm 3,4: Việt Nam có những di sản văn hóa nào được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Em hãy cho biết di sản văn hóa là gì?
HS quan sát
HS thảo luận nhóm(4’)
Cách thức: thống nhất ý kiến ghi lên bảng nhóm,hết thời gian gắn lên bảng.
Di tích Mĩ Sơn là công trình văn hóa của người champa
Bến Nhà Rồng là di tích đánh dấu nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh của đất nước.
7 di sản văn hóa Việt Nam được thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới:
Vịnh Hạ Long
Phố cổ Hội An
Thánh địa Mĩ Sơn
Phong Nha-kẽ bàng
Nhã nhạc cung đình Huế
Cồng chiêng Tây Nguyên
Cố đô huế
HS trả lời
HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
1/ Khái niệm:
Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất và những sản phẩm tinh thần có giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử được truyền từ đời này sang đời khác.
Gồm: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
9’
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân phân tích sản phẩm vật thể và sản phẩm phi vật thể.
GV: Treo bảng phụ gắn tranh ảnh sẵn đã phân loại di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Di sản văn hóa vật thể và di sản văn phi vật thể khác nhau ở điểm nào?
GV: Treo những tranh ảnh di sản văn hóa vật thể.
Nêu nhận xét của em về những bức tranh trên?
Di sản văn hóa vật thể chia làm mấy loại? Nêu cụ thể?
GV: yêu cầu hs liên hệ thực tế nêu những di sản văn hóa ở huyện và ở tỉnh ta.
HS quan sát
HS trả lời.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần.
HS quan sát
HS trả lời
Sản phẩm vật chất
Có giá trị lịch sử, văn hóa.
HS trả lời:
Chia làm 2 loại: Di tích lịch sử; Danh lam thắng cảnh
Di tích lịch sử: vườn cam Nguyễn Huệ,Làng Tà Lốc-Tà Lek,Bảo tàng quang Trung
Danh lam thắng cảnh: thác ồ ồ, hàm Hô, bãi Trứng..
10’
Hoạt động3: Luyện tập củng cố:
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập.
Em hãy đánh dấu x vào cột mà em cho là đúng
Di sản văn hóa
Vật thể
Phi vật thể
Tác phẩm văn chương.
Các làn điệu dân ca.
Bảo Tàng Quang Trung.
Chùa Thiên Mụ.
Tri thức y học cổ truyền.
Cố đô Huế.
Ngũ Hành Sơn
Bí quyết nghề thủ công.
b/ chơi trò chơi tiếp sức:
GV: chia lớp làm 2 nhóm.
GV chia cho mỗi nhóm 8 bức ảnh, các em tìm và gắn chính xác vào 2 cột: DSVHVT và DSVHPVT.
Thể lệ: Mỗi nhóm lên 1 người/lần. Gắn xong người khác lên. Đội nhanh, đúng , xong trước, đội đó thắng cuộc.
HS quan sát
HS đọc đề,xác định yêu cầu đề.
HS xung phong giải
Cả lớp nhận xét.
GV chốt lại, ghi điểm cho hs làm đúng.
HS tham gia
HS vỗ tay
4/ Dặn dò: (1’)
-Về nhà ôn bài.
-Làm bài tập a,b trong SGK.
-Xem trước nội dung b,c của bài học “Bảo vệ di sản văn hóa”
+ Nhóm1,2: Sưu tầm trnh,ảnh di tích lịc sử văn hóa
+ Nhóm 3,4: Tranh,ảnh về danh lam thắng cảnh.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG.
File đính kèm:
- tiet 24.doc