I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Khái niệm môi trường.
v Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người, xã hội.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
v Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 23: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
23
23
14
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
(TT)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Khái niệm môi trường.
Vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người, xã hội.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Hình thành trong học sinh tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu thực trạng môi trường ở địa phương em? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó?
Đáp án:
GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về một số vấn đề nói về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp thế nào là bảo vệ môi trường, thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Ở NƯỚC TA:
GV: Tình trạng môi trường ở nước ta như thế nào?
HS : Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu. Bởi ô nhiễm môi trường do các chất thải, do ý thức của người dân làm cho môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường biển
GV: Thực trạng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta hiện nay như thế nào?
HS Khai thác tài nguyên bừa bãi, tràn lan. Thậm chí trong quá trình khai thác còn sử dụng các biện pháp mang tính huỷ diệt.
GV: Môi trường và tài nguyên đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người.
HOẠT ĐỘNG 3:
LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH:
GV: Theo em những yếu tố nào sau đây là môi trường:
Toàn bộ điều kiện tự nhiện, nhân tạo bao quanh con người.
Những điều kiện tự nhiên: rừng, núi, sông, sối, ao, hồ
Những điều kiện nhân tạo: Nhà máy, Đường xá, khói, bụi
HS: Chọn đáp án 1
GV: Sắp xếp các ý sau cho đúng:
Phục vụ cuộc sống con người.
Khai thác, chế biến
Của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên.
1->1->1
HS : 3 -> 2 -> 1
GV: Hãy kể tên các laọi tài nguyên thiên nhiên theo phân loại sau: tài nguyên rừng; tài nguyên đất; tài nguyên nước; sinh vật biển; khoáng sản.
HS :Kể theo hiểu biết của học sinh.
GV: Nêu mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường?
HS :Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động tác động đến tài nguyên thiên nhiên đều ảnh hưởng đến môi trường.
GV: Hãy cho biết các hành vi gây ô nhiễm môi trường mà em biết.
HS :Tự trình bày theo sự hiểu biết của mình.
GV: Hãy trình bày những việc làm nhằm bảo vệ môi trường?
HS: Tự trình bày.
GV: Kết luận:
Để có được một môi trường trong lành chúng ta cần phải có những việc làm thiết thực: trồng cây xanh; vệ sinh môi trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
(Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biện pháp)
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
3.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
Bảo vệ môi trường: Là giữ cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, cân bằng sinh thái. Cải thiện môi trường. Ngăn chặn các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nhuồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ, tái tạo những nguồn tài nguyên có thể phục hồi.
Biện pháp: Thực hiện các quy định của pháp luật; tuyên truyền cho mọi người; Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Báo cho cơ quan chức năng xử lí nghiêm các hành vi huỷ hoại môi trường.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T23.doc