I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
- HS nắm được bảo vệ môi trường là như thế nào?
- Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2/ Kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn ,bảo vệ môi trường.
- Đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hại,làm ô nhiễm môi trường.
3/ Thái độ:
- Biết yêu quý môi trường xung quanh.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bảng phụ
- Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh hủy hoại môi trường.
* Học sinh:
- Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề.
- Bảng nhóm, bút dạ,nam châm.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 23 - Bài dạy: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Tiết 23
Ngày soạn. Ngày dạy
Bài dạy: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
I/ Mục tiêu bài dạy:
1/ Kiến thức:
- HS nắm được bảo vệ môi trường là như thế nào?
- Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2/ Kĩ năng:
- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn ,bảo vệ môi trường.
- Đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hại,làm ô nhiễm môi trường.
3/ Thái độ:
- Biết yêu quý môi trường xung quanh.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Bảng phụ
- Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh hủy hoại môi trường.
* Học sinh:
- Vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường.
- Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề.
- Bảng nhóm, bút dạ,nam châm.
III/ Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lơp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy khoanh tròn vào chữ cái b iểu hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường?
a/ Dùng mìn để đánh, bắt cá.
b/ bảo vệ nguồn nước, bảo vệ động vật quý hiếm.
c/ Đổ chất thãi công nghiệp ra sông
d/ Bỏ xác súc vật vào xe rác sau khi đã bao kín.
e/ Đốt rác trước sân nhà để khỏi phải đổ
g/ Khạc nỗ bừa bãi nơi công cộng.
3/ Giảng bài mới:
Giới thiệu bài:
GV: Từ kiểm tra bài cũ, chuyển ý học tiếp.
IV/Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Kiến thức.
12’
Hoạt đôïng 1: Thảo luận nhóm, tìm hiểu khái niệm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV: treo bảng phụ ghi sẵn các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
GV: yêu cầu hs thảo luận nhóm nội dung:
Nhóm 1, 2: Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
Nhóm 3, 4: Nêu nhận xét của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em?
GV: nhận xét, bổ sung-> kết luận, ghi bài.
HS quan sát.
HS đọc.
HS thảo luận nhóm: (3’)
Cách thức: các nhóm cử thư kí ghi nội dung đã thống nhất,ghi lên bảng nhóm.
Hết thời gian các nhóm gắn nội dung lên bảng.
HS cả lớp nhận xét,góp ý.
3/ Bảo vệ môi trường:
Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp.
Bảo đảm cân bằng sinh thái.
Ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
15’
Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ môi trường.
GV: yêu cầu hs gắn tranh vẽ của mình lên bảng (mỗi tổ đại diện 2 tranh)
GV: yêu cầu một số hs có tranh được chọn -> thuyết minh tranh vẽ của mình.
GV: nhận xét -> ghi điểm cho những em có tranh vẽ đẹp, đúng chủ đề có đầu tư ý tưởng tốt.
Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và TNTN?
GV: kết luận -> ghi bài.
Em hãy cho biết ngày môi trường thế giới?
Ngày môi trường thế giới trùng với ngày lịch sử gì của dân tộc ta?
HS trình bày sản phẩm, gắn tranh vẽ lên bảng.
HS thuyết minh tranh vẽ, nêu lên ý tưởng của mình khi vẽ bức tranh đó.
HS trả lời
HS cả lớp bổ sung.
HS trả lời:
Ngày 5/6 hằng năm.
HS trả lời: ngày Bác
Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
4/ Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
Biết tiết kiệm các nguồn TNTN.
Nếu phát hiện những hành vi gây ô nhiễm môi trường thì phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan có thẩm quyền.
10’
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập tình huống ứng xử: trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và có mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em, Tuấn sẽ ứng xử như thế nào?
Nếu em là Tuấn em sẽ làm gì?
GV: chia làm ra 2 nhóm, luyện tập đóng vai theo tình huống:
Tình huống1: trên đường đi học em nhìn thấy bạn ăn quà vặt vứt rác xuống đường.
Tình huống 2: đến lớp học, em thấy các bạn mở vòi nước rửa tay chân, rồi xả chảy luôn không đóng lại.
GV: nhận xét, bổ sung -> kết luận nhóm hoàn hảo sẽ tuyên dương -> ghi điểm để khích lệ.
HS đọc tình huống.
HS trả lời tình huống ứng xử:
Tuấn ngăn cản không cho người ấy đổ tiếp xuống hồ.
Nếu người đó không đồng ý thì Tuấn phải báo cho người có trách nhiệm biết để ngăn chặn và xử lí.
Nếu em là T thì em cũng sẽ tiến hành như bạn Tuấn
HS thảo luận nhóm(2’)
HS các nhóm đóng vai thể hiện cả cách ứng xử.
HS cả lớp nhận xét,góp ý.
4/ Dặn dò: (2’)
- Về nhà ôn bài.
- Làm bài tập d,e,g trang SGK.
- Xem tiếp bài 15.
+ Quan sát ảnh trong SGK-> nêu nhận xét
+ Sưu tầm tranh,ảnh về các di sản văn hóa ở nước ta.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG.
File đính kèm:
- tiet 23.doc