Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1)

A. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và vai trò của nó đối với đời sống của con người.

 2. Kĩ năng: HS biết tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

 3. Thái độ: HS biết yêu quý môi trường tự nhiên, tuân theo các quy định của PL về bảo vệ môi trường và TNTN.

 B. Phương pháp:

 - Kích thích tư duy

 - Giải quyết vấn đề

 - Thảo luận nhóm.

 C. Chuẩn bị của GV và HS.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, .

 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.

 Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ và phá hoại môi trường.

 D. Tiến trình lên lớp:

 I. Ổn định: ( 2 phút).

 II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).

 1. Nêu các quyền của trẻ em theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?.

 2. Nêu bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền của mình?.

 III. Bài mới.

 1. Đặt vấn đề (2 phút):

 Gv cho hs quan sát tranh sau đó dẫn dắt vào bài.

 2 Triển khai bài:

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 22: BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (T1) Ngày soạn: 10/02 A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và vai trò của nó đối với đời sống của con người. 2. Kĩ năng: HS biết tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 3. Thái độ: HS biết yêu quý môi trường tự nhiên, tuân theo các quy định của PL về bảo vệ môi trường và TNTN. B. Phương pháp: - Kích thích tư duy - Giải quyết vấn đề - Thảo luận nhóm. C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, .... 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học. Sưu tầm tranh ảnh về bảo vệ và phá hoại môi trường. D. Tiến trình lên lớp: I. Ổn định: ( 2 phút). II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút). 1. Nêu các quyền của trẻ em theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục?. 2. Nêu bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền của mình?. III. Bài mới. 1. Đặt vấn đề (2 phút): Gv cho hs quan sát tranh sau đó dẫn dắt vào bài. 2 Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức *HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu khái nệm về môi trường và TNTN Gv: Hãy kể một số yếu tố tạo nên môi trường?. ( + Có sẵn: cây cối, đồi núi, sông hồ... + Do con người tạo ra: Nhà máy, đường sá, khói bụi, rác thải...) Gv: Môi trường là gì?. Gv: Hãy kể một số TNTN mà em biết?. Gv: TNTN là gì?. Gv: Môi trường và TNTN có quan hệ với nhau ntn?. Vd: * HĐ2:( 15 phút) Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTN. Gv: Gọi Hs đọc phần thông tin sự kiện sgk Hs: Thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau: 1. Em hãy nêu các nguyên nhân do con người gây ra dẫn đến hiện tượng lũ lụt?. 2. Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người?. 3. Môi trường có ảnh hưởng ntn đến đời sống của con người cho ví dụ?. 4. Hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể trên?. Gv: Môi trường và TNTN có vai trò ntn đối với đời sống của con người?. Ví dụ: Dựa vào rừng làm ra các vật dụng. " " đất làm nhà ở, các loại nông sản " Nước tạo ra dòng điện phục vụ sinh hoạt tưới tiêu..... * HĐ3 Luyện tập ( 7phút) Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a, sgk/46; Làm bài tập 1 sbt/40; đọc truyện "Rùa vàng" sbt/39 1. Môi trường và TNTN là gì?. - Môi trường là toàn bộ những điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. - TNTN là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống của con người. * TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường; Các hoạt động kinh tế khai thác TNTN dù tốt hay xấu đều có tác động đến môi trường. 2. Vai trò của môi trường và TNTN: - MT và TNTN là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. - Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. IV. Củng cố: ( 2phút) Vì sao phải bảo vệ MT và TNTN?. V. Dặn dò: ( 2 phút) - Học bài, làm bài tập còn lại sgk.

File đính kèm:

  • docGDCD 7 Tiet 22.doc
Giáo án liên quan