A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực, biết tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi của mình để có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
3. Thái độ: Quý trọng, ủng hộ việc làm trung thực và phê phán những việc làm thiếu trung thực
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, đèn chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là sống giản dị? cho ví dụ?.
2. Giản dị có ý nghĩa gì trong cuộc sông? Cần rèn luyện như thế nào?.
III. Bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 2 - Bài 2: Trung thực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy : / / 2009
TIẾT 2: BÀI 2: TRUNG THỰC
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện và ý nghĩa của nó.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực, biết tự kiểm tra, điều chỉnh hành vi của mình để có biện pháp rèn luyện tính trung thực.
3. Thái độ: Quý trọng, ủng hộ việc làm trung thực và phê phán những việc làm thiếu trung thực
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm...
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 7, đèn chiếu.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là sống giản dị? cho ví dụ?.
2. Giản dị có ý nghĩa gì trong cuộc sông? Cần rèn luyện như thế nào?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút):
Trong những hành vi sau hành vi nào sai:
- Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
- Giờ kt bài cũ giả vờ đau bụng xin ra ngoài.
- Xin tiền học để chơi điện tử.
- Ngũ dậy muộn đi học trễ bịa lí do không chính đáng.....
Gv cho hs trả lời tập thể sau đó dẫn dắt vào bài
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1:( 10 phút) phân tích nội dung truyện đọc sgk
Gv: Gọi HS đọc truyện
Gv: Bra man tơ đã đối xử ntn với Mi ken lăng Giơ?
Gv: Vì sao Bra man tơ có thái độ như vậy?
Gv: Mi ken lăng Giơ có thái độ ntn trước những việc làm của Bra man tơ?
Gv: Vì sao ông xử sự như vậy?
Gv: Theo em thế nào là trung thực?
Gv: Nêu biểu hiện của tính trung thực? ( trong học tập, quan hệ với mọi người,....)
* HĐ2:( 10 phút) Thảo luận nhóm, tìm ý nghĩa của trung thực.
Gv: Chia hs làm 4 nhóm, thảo luận theo 4 nd sau:
1. Trái với tt là gì? Cho ví dụ? Thiếu tt đem lại hậu quả gì?
2. Trong những trường hợp nào có thể không nói lên sự thật nhưng vẫn không bị xem là thiếu trung thực?
3. Nêu ví dụ về sống TT và KQ của nó?.
4. Nêu những lợi ích của sống trung thực?
HS thảo luận, nhận xét, bổ sung, gv chốt lại.
* HĐ3:(10 phút) Luyện tập
Gv: HD học sinh đọc và giải thích cd, tn ở sgk
HD học sinh làm bài tập a,b,c sgk/8
GV: Làm thế nào để rèn luyện tính trung thực?.
1. Thế nào là trung thực?
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
2. Ý nghĩa:
- Sống tt giúp mỗi người nâng cao phẩm giá.
- Tạo niềm tin đối với mọi người
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội được mọi người tin yêu, kính trọng
3. Cách rèn luyện:
MỗiHS tự đưa ra cách rèn luyện.
IV. Củng cố: ( 5 phút)
HS: Sắm vai theo nd tình huống sau:
- Tâm ở nhà trót làm vỡ lọ hoa quý của bố. Trong khi đó con mèo ở gia đình cũng nhiều lần chạy nhãy làm vỡ nhiều thứ. Nếu em là Tâm khi bố mẹ về em sẽ xử sự ntn?
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập d, đ SGK/8.
- Hãy tự thống kê thử trong 1 tuần bản thân em có mấy lần thiếu TT. Tự đề ra biện pháp khắc phục.
- Xem trước bài 3.
File đính kèm:
- T2.doc