Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 19: Sống và làm việc có kế hoạch

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.

v Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần và lâu dài cho bản thân.

v Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.

3. Thái độ:

Hình thành ở học sinh thái độ:

v Có ý chí, nghị lực quyết tâm xây dựng kế hoạch.

v Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.

v Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.

II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

v Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.

v Bài tập tình huống GDCD 7.

v Tranh ảnh với chủ đề: Làm việc có kế hoạch

v Truyện kể:

v Phiếu học tập.

v Bảng thảo luận nhóm.

v Bút viết bảng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 19: Sống và làm việc có kế hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 19 19 12 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. Ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có hiệu quả. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần và lâu dài cho bản thân. Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có ý chí, nghị lực quyết tâm xây dựng kế hoạch. Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch. Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Làm việc có kế hoạch Truyện kể: Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đáp án: GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Giới thiệu một thời gian biểu của một học sinh. Thời gian biểu này có gọi là một kế hoạch được không? Vì sao? HS: Tự nêu ý kiến của mình. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc phần thông tin trong sách giáo khoa. GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình? Đáp án: - Cột dọc là thời gian trong ngày. - Cột ngang là thời gian trong tuần. - Cột dọc là công việc của cả tuần. - Cột ngang là công việc trong một ngày. - Nội dung của kế hoạch: Nhiệm vụ học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi, giải trí. - Kế hoạch còn thiếu:Thời gian hằng ngày từ 11 h 30 đến 14 h; từ 17 h đến 17 h. - Kế hoạch chưa hợp lí: Lao động giúp đỡ gia đình còn quá ít; Thiếu ăn, ngủ, thể dục; Thời gian xem ti vi nhiều. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? Đáp án: Có ý thức tự giác, tự lập, biết làm chủ công việc của bản thân. - Chủ động làm việc, không cần ai nhắc nhở. Nhóm 5+6: Câu hỏi: Với cách làm việc có kế hoạch như bạn Hải Bình sẽ mang lại kết quả gì? Đáp án: Bạn Hải Bình sẽ chủ động hơn trong công việc. - Không lãnh phí thời gian. - Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn, có hiệu quả. - Theo dõi giám sát được công việc. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Lập kế hoạch để làm việc là cần thiết, như vậy chúng ta sẽ chủ động hơn trong công việc. Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Bản thân em đã là người làm việc có kế hoạch chưa? Việc làm thể hiện sự sống và làm việc có kế hoạch của em? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Gia đình em có xây dựng kế hoạch làm việc không? Đó là những kế haọch gì? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Ở trường, lớp em ai là người biết sống và làm việc có kế hoạch? Việc làm thể hiện sống và việc có kế hoạch của bạn đó? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Lớp em đã xây dựng hoạch hoạt động như thế nào? HS: Tự liên heaộht động của lớp để trả lời GV: Kết luận: Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là sống và làm và làm việc có kế hoạch? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Khi xây dựng kế haọch phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực) GV: Kết luận:Trong cuộc sống cần phải biết xác định mục đích phấn đấu của bản thân. Chính vì vậy phải xây dựng kế hoạch để làm việc. Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hãy lập cho bản thân một thời gian biểu trong tuần. HS: Tự xây dựng thời gian biểu cho mình.. GV: Giới thiệu một thời gian biểu hợp lí của học sinh để giới thiệu cho lớp. 1. Làm việc có kế hoạch là: Xác định nhiệïm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí. 2. Yêu cầu của kế hoạch: - Cân đối giữa các nhiệm vụ: Rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT19.doc