I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức
- Giúp Hs hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
- ý nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch.
2. Thái độ
- Có ý chí, nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch.
- Có nhu cầu, thói quen làm việc có kế hoạch.
- Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh.
3.Kỹ năng
- Biết xây dựng kế hoạch hằng ngày, hằng tuần.
- Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch.
II. PHƯƠNG PHÁP
-Liên hệ thực tế
-Thảo luận
-Sắm vai
17 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 19 đến tiết 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Tài nguyên thiên nhiên
Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thểkhai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người(rừng cây,động vật, thực vật, mỏ khoáng sản, nguồc nước, dầu khí)
2.Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người
-Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội
-Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức
-Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho con người vui tươI, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tinh thần
III.Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.Bảo vệ môi trường
-Là giữ cho môI trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh tháI, cảI thiện môI trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra
2.Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Là khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.Tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được
3.Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
-Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
-Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện bảo vệ môI trường và tài nguyên thiên nhiên
-Biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
III.Bài tập
Đáp án : b,c,đ,e,h,i,k
-Khi có người làm ô nhiễm môi trường hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên, phải lựa lời can ngăn và báo cho người có trách nhiệm biết
4. Củng cố
Tình huống, đóng vai :
1, Trên đường đi học, em thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường.
2, đến lớp học, em thấy các bạn quét lớp bụi bay mù mịt.
HS tự giải quyết tình huống theo cách riêng của mình. Gv nhận xét và kết luận :
Môi trường, tài nguyên thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng với cuộc sống của con người. Vì vậy chúng ta cần tích cực bảo vệ môi trường, tài nguyên. Biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất là thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
5.Dặn dò :
-Học thuộc nội dung bài học.
-Bài tập về nhà a, b, e, g.
-Chuẩn bị bài sau.
Ký duyệt
Ngày.
tiết 24 + 25 :
Bảo vệ di sản văn hoá
i. mục tiêu bài học :
1.Kiến thức
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
- Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể .
- ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.
- Những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ bảo vệ di sản văn hoá.
2.Thái độ
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá,ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
3.Kỹ năng
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
ii. phương pháp
-Thảo luận nhóm
-Giải quyết vấn đề
-Liên hệ thực tế
III.tàI liệu và phương tiện
- Tranh ảnh, tài liệu, băng hình.
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về bảo vệ di sản văn hoá .
-SGK,SGV,Sách thiết kế bài giảng GDCD 7
iii. các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Đáp án: -Bảo vệ môi trường
Là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Là khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.Tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được
3.Giới thiệu bài :
Vào dịp hè, em thường cùng gia đình đi nghỉ mát, tham quan ở những địa điểm nào ?
HS trả lời cá nhân
Những địa danh trên là di sản văn hoá của nước ta. Em hiểu thế nào là di sản văn hoá ? Chúng ta cùng học bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
Quan sát ảnh và phát biểu ý kiến cá nhân.
Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại ba bức tranh trên ?
Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số vd về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, nước ta và trên thế giới.
VN có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới.
Thảo luận nhóm :
GV hướng dẫn HS đi đến kết luận đặc điểm của các loại di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
Để hs hiểu rõ hơn khái niệm, gv cho hs đọc nội dung SGK.
Đọc phần a – sgk.
1. Di sản văn hoá bao gồm văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể.
2. Di tích lịch sử – văn hoá.
3. Danh lam thắng cảnh.
Gv lấy vd về di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Vn và thế giới.
Giải thích đặc điểm và phân loại di sản theo 3 nội dung.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học :
Thảo luận theo nhóm :
1. Khái niệm về di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ?
2. ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử văn háo và danh lam thắng cảnh ?
3.Trách nhiệm của công dân được qui định trong pháp luật .
HS: Thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày
Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét chung, kết luận
Từ những đơn vị kiến thức trên, gv khắc sâu :
1. Hs cần nhận thức sâu sắc về ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa giáo dục truyền thống, ý nghĩa văn hoá, giá trị kinh tế – xã hội của các di sản văn hoá. Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kinh tế không nhỏ. ở nhiều nước, du lịch sinh thái văn hoá đã trở thành ngành kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển.
2. Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người , một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay.
3. để làm tốt vấn đề này, Đảng và nhà nước ta đã ban hành Luật Di sản văn hoá. Bảo vệ giữ gìn và sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vị của mỗi công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện hiện, nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật.
Hoạt động 3 : Luyện tập :
Hướng dẫn học sinh làm bài tập a.
Thảo luận :
1.Luật di sản văn hoá VN ra đời ngày tháng năm nào ?
2. Em có biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay :
a Giới thiệu đất nước, con người VN.
b. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước.
c. Phát triển kinh tế, xã hội.
d. thương mại hoá du lịch.
3.Điền vào bảng sau :
Di sản văn hoá
Di tích lịch sử
Danh lam thắng cảnh
Vn
Thế giới
4. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ?
Tìm hiểu thông tin :
ảnh 1 : Di tích Mĩ Sơn là công trình kiến trúc phản ánh tư tưởng xã hội ( văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo) của nhân dân thời kì phong kiến.
ảnh 2 : Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là thắng cảnh thế giới.
ảnh 3 : Bến Nhà rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ tịch HCM ra đi tìm đường cứu nước. đây là một sự kiện trọng đại.
Di sản văn hoá
Di tích lịch sử và cách mạng
Danh lam thắng cảnh
Cố đô Huế
Phố cổ Hội An
Thánh địa Mĩ Sơn
Văn miếu QTG
Chữ Nôm
áo dài truyền thống
Bài hát quan họ
Bến nhà Rồng
Bảo tàng HCM
Hoả Lò
Côn Đảo
Pắc Bó
Gò đống Đa
Vịnh Hạ Long
Ngũ Hành Sơn
Đồ Sơn
Rừng Cúc Phương
Hang Bích Động
Những di sản văn hoá ở VN được UNESCO công nhận là di sản văn hoá :
-Cố đô Huế
-Phố cổ Hội An
-Thánh địa Mĩ Sơn
-Vịnh Hạ Long.
Di sản văn hoá
Vật thể
Phi vật thể
-Cố đô Huế.
-Phố cổ Hội An.
-Thánh địa Mĩ Sơn.
-Vịnh Hạ Long.
-Bến cảng nhà Rồng
-Kho tàng ca dao, tục ngữ, truyện dân gian.
-Chữ Hán, chữ Nôm.
-Các điệu dân ca.
-Tác phẩm văn học.
II.Nội dungbài học :
1. Khái niệm :
- Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ đời này sang đời khác
- Di tích lịch sử văn hoá là : Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học.
2. ý nghĩa :
- Di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
3. Trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá :
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi :
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật.
III.Bài tập :
Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá : 3,7,9,8,11,12.
- Hành vi phá hoại di sản văn hoá : 1,2,4,5,6,10,13.
1. 29 – 6 – 2001.
2. a,b,c.
4.Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật
- Chống mê tín dị đoan.
- Tham gia các lễ hội truyền thống
4.Củng cố
Xã hội ngày càng văn minh, càng phát triển thì người ta càng có xu hướng quan tâm đến di sản văn hoá đến di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Đó là một nhu cầu của cuộc sống. Thế hệ mai sau có quyền biết được những giá trị văn hoá nói chung và di sản văn hoá vật thể nói riêng. Với trách nhiệm là một công dân tương lai, chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn, và phát huy những giá trị văn hoá đó. để làm giàu đất nước để góp phần cho văn hoá nhân loại ngày càng phong phú hơn.
5 Dặn dò :
-Bài tập về nhà : bài tập 3 - sgk.
-Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
-Ôn tập kiến thực, chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ký duyệt
Ngày..
File đính kèm:
- TIET 19-25.doc