Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Những kiến thức cơ bản nhất đã học.

v Đảm bảo đúng, đủ kiến thức.

v Làm bài đạt chất lượng cao.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Biết áp dụng kiến thức đã học để làm làm bài.

v Biết lựa chọn kiến thức để làm bài.

v Làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

v Biết tự lập trong học tập.

3 Thái độ:.

Hình thành ở học sinh thái độ:

v Trung thực trong học tập.

v Phê phán các hành vi sai trái trong học tập, thi cử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 18: Kiểm tra học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 18 18 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 KIỂM TRA HỌC KÌ I I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Những kiến thức cơ bản nhất đã học. Đảm bảo đúng, đủ kiến thức. Làm bài đạt chất lượng cao. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết áp dụng kiến thức đã học để làm làm bài. Biết lựa chọn kiến thức để làm bài. Làm quen với hình thức thi trắc nghiệm. Biết tự lập trong học tập. 3 Thái độ:. Hình thành ở học sinh thái độ: Trung thực trong học tập. Phê phán các hành vi sai trái trong học tập, thi cử. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Đề kiểm tra đã phô tô. Giấy làm bài phô tô theo mẫu. III.CÁC HOẠT ĐỘNG KHI TIẾN HÀNH KIỂM TRA 1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở học sinh cất toàn bộ tài liệu liên quan vào cặp sách. Không trao đổi, thảo luận trong quá trình làm bài. Nghiêm cấm mọi hành vi quay cóp bài kiểm tra. Đình chỉ kiểm tra đối với học sinh nào vi phạm các quy định trên. Không được ghi chép, nháp, đánh dấu vào trong bộ đề. 2.Tiến hành kiểm tra: Phát đề phô tô theo mẫu đề sau:(Phát theo số chẵn, lẻ): Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I Lớp: 7A.. MÔN: GDCD 7 Thời gian: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM : Hãy khoanh tròn ý kiến đúng nhất:(2 điểm). 1). Đâu là lối sống giản dị:( Hãy chọn ý đúng nhất): A).Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C). Bóc ngắn, cắn dài. B). Vung tay quá trán. D). Năng nhặt, chặt bị. 2). Hãy cho biết biểu hiện nào là khoan dung: A). Chê bai người khác. B). Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. C). Che dấu khuyết điểm cho bạn D). Đổ lỗi cho người khác. 3). Biểu hiện nào sau đây là sống có kỉ luật: A). Bỏ tiết. B).Nói chuyện riêng trong giờ học. C). Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. D). Xem tài liệu trong giờ kiểm tra. 4). Thế nào là sống có lòng tự trọng: A). Trộm cắp. B). Lừa dối bạn bè. C). Luôn dấu những bài kiểm tra có điểm xấu. D). Đói cho sạch, rách cho thơm. II. TỰ LUẬN (3 điểm). Thế nào là tự trọng? (1.5 điểm) Nêu ý nghĩa của tự trọng? (1.5 điểm) III. TÌNH HUỐNG ( 5 điểm) Thành là một học sinh lớp 7, mỗi khi bố mẹ kiểm tra những bài kiểm tra của Thành thì Thành chỉ đưa cho bố mẹ xem những bài kiểm tra có điểm cao, còn những bài điểm xấu, điểm thấp thì Thành dấu đi. Việc làm của Thành vi phạm chuẩn mực đạo đức nào? Vì sao? (3 điểm) Nếu em là Thành em sẽ cư xử như thế nào? (2 điểm) 3. Thu bài: Thu theo bài kiểm tra theo mã số đề kiểm tra. Thu lại toàn bộ đề kiểm tra. 4.Nhận xét ý thức làm bài: Tuyên dương những học sinh có ý thức tốt trong giờ kiểm tra. Phê bình, nhắc nhở những biểu hiện gian lận, vi phạm quy định trong giờ kiểm tra. Công bố trừ điểm những học sinh vi phạm. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. IV. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM :(2 điểm). Câu 1: A. Câu 3: C. Câu 2: B. Câu 4: D. II. TỰ LUẬN (3 điểm). 1. Câu 1: (1.5 điểm) - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. - Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa, luôn làm tròn nhiệm vụ Câu 2:(1.5 điểm) - Là phẩm chất cao quý của con người. - Nâng cao phẩm giá uy tín của con người. - Được mọi người quý trọng III. TÌNH HUỐNG ( 5 điểm) Câu 1: (3 điểm) - Thành không có lòng tự trọng. - Vì Thành không trung thực, trung thực là một biểu hiện của lòngï tự trọng. Câu 2:(2 điểm) - Vẫn đưa những bài kiểm tra điểm xấu cho bố mẹ kiểm tra. - Xin lỗi bố mẹ. - Cố gắng phấn đấu học tập cho thật tốt.

File đính kèm:

  • docT18.doc