Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 17: Ôn tập học kì I

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Những kiến thức cơ bản nhất qua quá trình học tập. Nắm được một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật cơ bản. Các chủ đề đạo đức và pháp luật đã học.

v Vai trò ý nghĩa của các chẩn mực đạo đức – pháp luật đó.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Rèn luyện để có được các chuẩn mực đạo đức – pháp luật.

v Thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức – pháp luật đó.

v Biết phân loại các chuẩn mực đạo đức – pháp luật thuộc các chủ đề.

3 Thái độ:.

Hình thành ở học sinh thái độ:

v Tích cực chủ động trong học tập.

v Hình thành ý thức tự giác trong học tập.

v Có ý thức trau đồi phẩm chất đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 17 17 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 ÔN TẬP HỌC KÌ I I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Những kiến thức cơ bản nhất qua quá trình học tập. Nắm được một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật cơ bản. Các chủ đề đạo đức và pháp luật đã học. Vai trò ý nghĩa của các chẩn mực đạo đức – pháp luật đó. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Rèn luyện để có được các chuẩn mực đạo đức – pháp luật. Thực hiện đúng theo các chuẩn mực đạo đức – pháp luật đó. Biết phân loại các chuẩn mực đạo đức – pháp luật thuộc các chủ đề. 3 Thái độ:. Hình thành ở học sinh thái độ: Tích cực chủ động trong học tập. Hình thành ý thức tự giác trong học tập. Có ý thức trau đồi phẩm chất đạo đức, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nhà nước. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 học sinh: Câu hỏi 1: Hãy cho biết đặc điểm của các loại biển báo giao thông. Câu hỏi 2: Hãy cho biết cách vận dụng điều xe trên sa hình. GV: Nhận xét việc tự học ở nhà của học sinh, cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của một số học sinh, nhận xét. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Qua một thời gian học tập chúng ta đã được tìm hiểu một số chuẩn mực đạo đức – pháp luật. Nhằm mục đích củng cố lại những kiến thức đã học và chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì sắp tới. Chúng ta sẽ tiến hành ôn tập toàn bộ kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN LOẠI CHỦ ĐỀ BÀI HỌC: GV: Bài học nào thuộc chủ đề “ Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sự tự trọng và tôn trọng người khác” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sống có kỷ luật” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sống nhân ái vị tha”? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sống hội nhập” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sống có văn hoá” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Bài học nào thuộc chủ đề “Sống chủ động sáng tạo” ? HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả lời. GV: Qua phần phân loại chủ đề bài học trên đây chúng ta đã biết được các chuẩn mực đạo đức đã học thuộc chủ đề nào. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đối với cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA CÁC CHUẨN MỰC: GV: Các chuẩn mực chúng ta đã được tìm hiểu có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? HS: Tự liên hệ kiến thức đã học để trả lời. GV: Bản thân em thực hiện được các chuẩn mực nào? HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời. GV: Trong gia đình em, ai là người để em học tập về việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức – pháp luật? Vì sao? Em đã học được gì từ người đó? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Ở trường, lớp em việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức – pháp luật như thế nào? HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời. GV: Địa phương em việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật như thế nào? HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời. GV: Em hãy cho một số ví dụ về việc nghiêm chỉnh chấp hành các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã mang lại lợi ích cho cộng đồng. Đó là những lợi ích gì? HS: Tự liên hệ trong cuộc sống để trả lời. GV: Kết luận: Qua phần tìm hiểu các nội dung và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để hiểu rõ hơn về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể từng chuẩn mực. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG TỪNG CHUẨN MỰC: GV: Qua phần tìm hiểu trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Thế nào làỉtung thực? Vì sao con người cần phải bieửctung thực? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời.. GV: Thế nào là tự trọng? Ý nghĩa của sống tự trọng? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Thế nào là sống có đạo đức và kỉ luật? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV:Thế nào là đoàn kết tương trợ? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Thế nào là khoan dung? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Thế nào là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Vì sao cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Thế nào là Tự tin? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Để thực hiện được tất cả các chuẩn mực trên, theo em việc quan trọng đầu tiên của học sinh chúng ta là phải làm gì? Vì sao? GV: Kết luận: Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm ở trong sách giáo khoa. GV: Trình bày từng câu hỏi và các phương án trả lời. HS: Trao đổi lựa chọn phương án đúng. GV: Nhận xét và giải thích vì sao phương án đó đúng. Chủ đề “ Sống cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”: Sống giản dị, Trung thực. Chủ đề “Sự tự trọng và tôn trọng người khác”:Tự trọng. Chủ đề “Sống có kỷ luật”: Đạo đức và kỷ luật. Chủ đề “Sống nhân ái vị tha”: Yêu thương con người; Khoan dung; Tôn sư trọng đạo. Chủ đề “Sống hội nhập”: Đoàn kết, tương trợ.. Chủ đề “Sống có văn hoá”: Xây dựng gia đình văn hóa; Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Chủ đề “Sống chủ động sáng tạo”: Tự tin. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Nghiên cứu toàn bộ kiến thức đã học. Làm toàn bộ bài tập trong chương trình đã học. Đọc và nghiên cứu toàn bộ nội dung bài học của những bài đã học. Chuẩn bị kĩ cho bài kiểm tra. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT17.doc
Giáo án liên quan