I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Các loại biển báo.
v Đặc điểm của từng loại biển báo.
v Nội dung, ý nghĩa của từng biển báo.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Biết phân biệt và nhận dạng được từng loại biển báo.
v Biết đọc nội dung ý nghĩa của từng loại biển báo
v Biết cách xử lí tình huống giao thông thông qua sa hình giao thông.
3 Thái độ:.
Hình thành ở học sinh thái độ:
v Tôn trọng pháp luật.
v Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 15: Ngoại khoá về giáo dục trật tự an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
15
15
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
NGOẠI KHOÁ
VỀ GIÁO DỤC TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Các loại biển báo.
Đặc điểm của từng loại biển báo.
Nội dung, ý nghĩa của từng biển báo.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Biết phân biệt và nhận dạng được từng loại biển báo.
Biết đọc nội dung ý nghĩa của từng loại biển báo
Biết cách xử lí tình huống giao thông thông qua sa hình giao thông.
3 Thái độ:.
Hình thành ở học sinh thái độ:
Tôn trọng pháp luật.
Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Biển báo giao thông.
Sa hình giao thông.
Đề kiểm tra trắc nghiệm giao thông.
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra 2 học sinh:
Câu hỏi 1: Thế nào là tự tin?
Đáp án:
Câu hỏi 2: Hãy cho một số ví dụ về tự tin?
Đáp án:
GV: Nhận xét việc tự học ở nhà của học sinh, cho điểm.
Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của một số học sinh, nhận xét.
2.Bài mới:
Những hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Tai nạn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nó làm thiệt hại lớn về tài sản và người. Đặc biệt nó để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội: tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, mất lực lượng lao động.
Để hiểu rõ hơn về nội dung, ý nghĩa của vấn đề, trách nhiệm của công dân học sinh trong việc rèn luyện và thực hiện vấn đề này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU CÁC LOẠI BIỂN BÁO:
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của từng loại biển báo sau:
Đáp án: Biển 1: Nguy hiểm có người đi bộ tắt ngang.
Biển 2: Cấm người đi bộ.
Biển 3: Hiệu lệnh: Đường dành cho người đi bộ.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của từng loại biển báo sau:
Đáp án: Biển 1: Nguy hiểm: Đường hai chiều
Biển 2: Nhường đường cho xe cơ giới
Biển 3: Đựpc ưu tiên qua đường hẹp
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Hãy cho biết ý nghĩa của từng loại biển báo sau:
Đáp án: Biển 1: Giao nhau với dường sắt cĩ rào chắn
Biển 2: Giao nhau với đường ưu tiên
Biển 3:Giao nhau cĩ tín hiệu đèn
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận:
Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3:
PHÂN LOẠI BIỂN BÁO:
GV: Quan sát các biển báo sau hãy cho biết có mấy loại biển báo? Nêu đặc điểm của từng loại biển báo?
HS: Tự trả lời.
Đáp án: Biển 1: Biển báo cấm. Hình tròn, viền đỏ, nền trắng ký hiệu màu đen.
Biển 2: Biển báo nguy hiểm.Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, ký hiệu màu đen.
Biển 3: Biển báo hiệu lệnh.Hình tròn, nền màu xanh lam, ký hiệu màu trắng.
Biển 4: Biển báo chỉ dẫn.Hình vuông hoặc hình chữ nhật, ký hiệu màu trắng, hoặc đỏ.
GV: Kết luận:
Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề chúng ta đã phần nào nắm được những đặc điểm cơ bản của các loại biển báo giao thông, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu một số quy tắc khi tham gia giao thông.
HOẠT ĐỘNG 5:
TÌM HIỂU MỘT SỐ QUY TẮC GIAO THÔNG:
GV: Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu một số quy tắc sau:
A. Các con số cần nhớ:
Trong đơ thị người lái xe khơng được phép dùng cịi: 22 giờ đến 5 giờ sáng hơm sau.
Giấy phép lái xe bị đánh dấu (bấm lỗ) ba lần vi phạm luật giao thơng đường bộ thì hết giá trị sử dụng, phải sau 12 tháng mới được thi sát hạch lại.
Người điều khiển xe mơtơ hai bánh cĩ dung tích xylanh từ 50 cm3 trở lên phải đủ 18 tuổi.
Xe mơtơ hai bánh khơng được phép xếp hàng hĩa vượt quá phía sau giá đèo hàng (yên chở hàng) 0,5 mét.
Tại nơi đường bộ giao cắt đường sắt khơng cĩ rào chắn, khi đèn tín hiệu bật sáng hoặc cĩ tiếng chuơng báo hiệu, người tham gia giao thơng phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu tính từ đường ray gần nhất: 5 mét.
B. Phương pháp vân dụng điều xe trên sa hình.
Khi điều khiển phương tiện giao thơng trên đường người điều khiển phải nắm bắt được các quy luật quy định để xử lý các tình huống khi đi qua giao lộ, chạy trên đường, khi dừng, đỗ xe. Ðể vận dụng các tình huống giao thơng đúng: người lái xe phải biết vận dụng các điều luật, các quy định của biển báo hiệu đường bộ và các tình huống cụ thể để vận dụng. Sau đây là các bước vận dụng để điều xe trên sa hình:
Căn cứ vị trí xe: đến giao lộ nhiều xe cùng một lúc: nếu xe vào khu vực giao lộ trước xe đĩ được đi trước.
Căn cứ quyền ưu tiên: nếu vào đến giao lộ nhiều xe cùng một lúc người lái xe phải nhường cho các xe ưu tiên đi trước và đi theo thứ tự ưu tiên: xe chữa cháy- xe quân sự và xe cơng an- xe cứu thương... tiếp đến cho các xe đi trên đường ưu tiên theo thứ tự: xe đi trên đường ưu tiên đi trước, xe đi đường khơng ưu tiên phải nhường đường.
Trường hợp đến giao lộ khơng cĩ xe ưu tiên và khơng cĩ đường ưu tiên thì người lái xe nào hướng bên phải gần nhất khơng vướng xe khác thì được đi trước và theo thứ tự.
Ðến giao lộ người lái xe phải chấp hành tín hiệu người điều khiển, tín hiệu đèn, quy định của biển báo hiệu đường bộ.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Chuẩn bị cho bài ôn tập.
Đọc và nghiên cứu trước toàn bộ nội dung các bài đã học.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T15.doc