I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
v Hiểu được thế nào là tự tin.
v Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
v Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
v Biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
v Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
v Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
v Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 14: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
BÀI
14
14
11
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP DẠY
7A1
TỰ TIN
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
Học sinh cần nắm được:
Hiểu được thế nào là tự tin.
Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:
Biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và những người xung quanh.
Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3. Thái độ:
Hình thành ở học sinh thái độ:
Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
Kính trọng những người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7.
Bài tập tình huống GDCD 7.
Tranh ảnh với chủ đề: Tự tin
Truyện kể:
Phiếu học tập.
Bảng thảo luận nhóm.
Bút viết bảng.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vì sao cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ?
Đáp án:
GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh.
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU BÀI:
GV: Đọc cho học sinh nghe câu tục ngữ sau:
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Có cứng mới đứng đầu gió.
Em hãy nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ trên?
HS: Tự nêu ý kiến của mình.
GV: Kết luận vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC:
HS: Đọc truyện “ Trịnh Hải Hà và chuyến du lịch Xingapo”
GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:
Nhóm 1+2:
Câu hỏi: Hãy nêu những chi tiết để thấy được bạn Hải Hà là người luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân? Luôn chủ động, tự quyết định hành động một cách chắc chắn?
Đáp án: Không đi học thêm, chỉ tự học. Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài. Đăng ký dự kì thi tuyển chọn du học tại Xingapo.Chăm đọc sách, học theo chương trình trên ti vi.
Nhóm 3+4:
Câu hỏi: Việc tự tin của Hải Hà đã mang lại kết quả gì?
Đáp án: Hà đã trở thành một học sinh giỏi toàn diện. Nói tiếng Anh rất thành thạo. Trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn du học tại Xingapo.
Nhóm 5+6:
Câu hỏi: Em đã học tập được gì từ bạn Hải Hà?
Đáp án: Cần phải siêng năng học tập, khi có kiến thức vững thì sẽ vượt qua mọi khó khăn. Nếu chăm chỉ học tập thì kết quả, mục đích phấn đấu sẽ đạt được.
HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Tự tin giúp cho con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có lòng tự tin thì con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.
Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 3:
LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI:
GV: Bản thân em đã là người tự tin chưa? Việc làm thể hiện sự tự tin của em? Kết quả của sự tự tin đó?
HS: Tự liên hệ bản thân để trả lời.
GV: Trong hoàn cảnh nào em thiếu tự tin? Sự thiếu tự tin đó đã mang lại hậu quả gì?
HS: Tự liên hệ để trả lời.
GV: Em có mạnh dạn tham gia các hoạt động phong trào của trường lớp hay không? Vì sao?
HS: Tự liên hệ trường, lớp để trả lời.
GV: Em có mạnh dạn tham gia các hoạt động tại địa phương không? Vì sao?
HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời
GV: Trái với tự tin là gì?
HS: Rụt rè, nhút nhất, tự ti.
GV: Tự tin và liều lĩnh khác nhau như thế nào?
HS: Liều lĩnh là làm những việc nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và của người khác, làm ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
GV: Kết luận:Nếu chúng ta tự tin tham gia các hoạt động phong trào thì đó chính là cơ hội để các em thể hiện khả năng bản thân, từ đó các em sẽ có được nhiiêù kinh nghiệm trong cuộc sống.
Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học.
HOẠT ĐỘNG 4:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC:
GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Thế nào là tự tin?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Người tự tin là người như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời.
GV: Hãy nêu những biểu hiện của lòng tự tin?
(Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực)
GV: Tự tin có ý nghĩa như thế nào?
HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời.
GV: Học sinh chúng ta rèn luyện tính tự tin như thế nào?
HS: Liên hệ thực tế để trả lời.
GV: Kết luận: Cuộc sống không hề đơn giản, luôn có những tình huống khó khăn xảy ra. Để đứng vững được trong cuộc sống và giải quyết được những tình huống đó chúng ta phải có sự tự tin.
Như vậy chúng ta đã nắm rõ một số nội dung quan trọng của bài học. Và bây giờ chúng ta sẽ tiến hành một số bài tập áp dụng những kiến thức đã học.
HOẠT ĐỘNG 5:
LUYỆN TẬP:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa.
HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng.
GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày.
Khái niệm:
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.
- Người tự tin sẽ có những hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
Ý nghĩa:
- Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sabgs tạo để làm nên sự nghiệp lớn.
3. Rèn luyện:
- Chủ động, tự giác trong học tập và các hoạt động tập thể.
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, a dua, dựa dẫm.
3.Củng cố:
Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì?
Em học được gì qua bài học hôm nay?
Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì?
GV: Chốt lại những ý chính của bài.
Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học.
(Kết thúc bài học)
4.Hướng dẫn học tập ở nhà:
Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học.
Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay.
Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau.
Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở.
(Kết thúc giờ học)
File đính kèm:
- T14.doc