I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tự tin?
- Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
- Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tự tin.
2/. Kĩ năng:
- Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và nhưngx người xung quanh.
- Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3/. Thái độ:
- Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên tron cuộc sống.
- Kính trọng người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ,nam châm
-Phiếu học tập.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao thể hiện lòng tự tin.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao thể hiện lòng tạ tin.
- Đọc truyện Trịnh Hải Hà
- Soạn gợi ý a, b, c SGK.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 14 - Bài dạy: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Tiết : 14
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: TỰ TIN.
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Giúp học sinh hiểu: Thế nào là tự tin?
Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống.
Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tự tin.
2/. Kĩ năng:
Học sinh biết được những biểu hiện của tính tự tin ở bản thân và nhưngx người xung quanh.
Biết thể hiện tính tự tin trong học tập, rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.
3/. Thái độ:
Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên tron cuộc sống.
Kính trọng người có tính tự tin và ghét thói a dua, ba phải.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ,nam châm
-Phiếu học tập.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao thể hiện lòng tự tin.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Sưu tầm những câu tục ngữ ca dao thể hiện lòng tạ tin.
- Đọc truyện Trịnh Hải Hà
- Soạn gợi ý a, b, c SGK.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc bài cũ (5’)
Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ?Nêu ý nghĩa?
3/. Giảng bài mới:
a/. Đặt vấn đề: (1’)
Trong học sinh ,có một số em khi gọi lên để kiểm tra bài cũ thì run,mất bình tĩnhĐẻ khắc phục tìn trạng này,chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
b/. Tiến trình:
Thời lượng
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
12’
Hoạt động 1: Khai thác truyện Trịnh Hải Hà và Chuyến du lịch Xin-ga- po.-> khái niệm:
Gv phân lớp ra làm 4,cho hs thảo luận theo nội dung sau:
Nhóm 1,2: Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?
Nhóm 3,4:Nhờ đâu mà ban Hà được tuyển đi học ở nước ngoài?
Em hãy nêu một số biểu hiện của sự tự tin của bạn Hà?
Gv nhận xét:Hà là một tấm gương điển hình về lòng tự tin trong học tập.
Tự tin là gì?
GVkết luận => ghi bài.
Hãy nêu những biểu hiện thiếu tự tin?
Hs thảo luận nhóm (5’)
Cách thức: Thư kí nhóm ghi nội dung thống nhất vào bảng nhóm, hết thời gian => gắn lên bảng.
Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh:
Gia đình khó khăn.
Góc học tập là một căn gác xếp nhỏ,giá sách khiêm tốn,máy casseter cũ kĩ.
Không đi học thêm chỉ tự học SGK,sách nâng cao và chương trình dạy TA trên ti vi.
Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài.
Bạn Hà đã vượt qua kì thi tuyển do người Xin-ga-po tổ chức.
Biểu hiện:
Bạn Hà tin tưởng vào khả năng của bản thân
Chủ động trong học tập
Ham học.
Cả lớp góp ý bổ sung
HS trả lời:
Thiếu quyết tâm
Hoang mang ,lúng túng
Dao động, ngã nghiêng.
Nhút nhát,rụt rè.
Tự ti
1/ Khái niệm:
+Tự tin:
-Tin tưởng vào khả năng của bản thân.
-Chủ động trong mọi việc
-Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn,không hoang mang ,dao động.
8’
Hoạt động 2: Học sinh trao đổi những trải nghiệm của bản thân nhằm giúp các em hiểu ý nghĩa,tác dụng và sự cần thiết của lòng tự tin.
Gv yêu cầu HS nhớ lại và kể cho cả lớp nghe những trường hợp của bản thân đã hành động một cách tự tin.
Gv yêu cầu HS nhớ lại và kể cho cả lớp nghe những trường hợp của bản thân đã hành động một cách thiếu tự tin( gặp khó khăn lúng túng,hoang mang..)->hiệu quả công việc kém
Lòng tự tin có tác dụng như thế nào trong cuộc sống?
Thiếu tự tin có tác hại như thế nào?
Gv chuẩn kiến thức, kết luận, ghi bài.
-HS kể.
HS kể.
HS trả lời:
+Tự tin giúp con người có thêm nghị lực trong cuộc sống.
+Thiếu tự tin dễ thất bại trong cuộc sống,không dám làm.
2/Ý nghĩa:
+Tự tin giúp cho con người có sức mạnh,nghị lực và sức sáng tạo-> làm nên sự nghiệp lớn.
11’
Hoạt động 3: Hợp tác theo bàn ,thảo luận nhóm nhỏ trên phiếu học tập nhằm phát triển kĩ năng nhận biết những biểu hiện của tính tự tin và kĩ năng ứng xử trước những tình huống đòi hỏi tính tự tin.
GV phát phiếu cho từng bàn,nội dung:
Tự tin khác với tự cao như thế nào?
Tự tin khác với tự ti như thế nào?
Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc,không cần nghe ai ,không cần hợp tác với ai.Em đồng ý với ý kiến như vậy không?Vì sao?
Để có suy nghĩ và hành động một cách tự tin,con người cần có những phẩm chất và điều kiện gì nữa?
GV kết luận và ghi bài.
Tự cao ,tự đại ,tự ti,rụt rè là những biểu hiện lệch lạc,tiêu cực cần phê phán và khắc phục.
Người tự tin cần hợp tác ,giúp đỡ.Điều đó càng giúp con người có thêm kinh nghiệm và sức mạnh.
Để tự tin con người cần phải kiên trì,chủ động,tích cực.
HS thảo luận nhóm nhỏ theo bàn.
+Thời gian 4’
+Các nhóm ghi nội dung thống nhất lên phiếu học tập.
+Hết thời gian đại diện nhóm trả lời.
Cả lớp trao đổi ,góp ý.,bổ sung mỗi câu trả lời.
3/ Rèn luyện:
+Rèn luyện tính tự tin:
-Chủ động ,tự giác học tập.
-Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
-Tránh rụt rè tự ti,dựa dẫm ,ba phải.
6’
Hoạt động4:Luyện tập,củng cố:
GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập b SGK.
GV cho HS đọc đề và xác định yêu cầu bài.
GV nhận xét,chốt lại ý đúng:1,3,4,5,6,8
HS đọc đề,xác định yêu cầu bài.
HS xung phong lên bảng làm.
HS cả lớp nhận xét ,bổ sung .
4/. Dặn dò: (2’)
+ Về nhà ôn bài.và làm bài tập a,c,d, e SGK .
+ Tìm hiểu luật an toàn giao thông.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- tiet 14.doc