Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

Học sinh cần nắm được:

v Hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

v Ýnghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

v Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:

v Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ.

v Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống gia đình dòng họ.

v Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN TIẾT BÀI 13 13 10 NGÀY SOẠN NGÀY DẠY LỚP DẠY 7A1 GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Học sinh cần nắm được: Hiểu được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Ýnghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ. 2. Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: Biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, xóa bỏ tập tục lạc hậu, bảo thủ. Phân biệt hành vi đúng sai đối với truyền thống gia đình dòng họ. Tự đánh giá và thực hiện tốt bổn phận của bản thân để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. 3. Thái độ: Hình thành ở học sinh thái độ: Có tình cảm trân trọng, tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. Biết ơn các thế hệ đi trước. Mong muốn được tiếp tục phát huy truyền thống đó. II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Sách giáo khoa,sách giáo viên GDCD 7. Bài tập tình huống GDCD 7. Tranh ảnh với chủ đề: Truyền thống gia đình. Phiếu học tập. Bảng thảo luận nhóm. Bút viết bảng. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Đáp án:Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? GV: Nhận xét và cho điểm. Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh. 2.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU BÀI: GV: Sử dụng bức tranh trong sách giáo khoa. Em hãy cho biết nội dung của bức tranh? HS: Tự nêu ý kiến của mình. GV: Kết luận vào bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC: HS: Đọc truyện “ Truyện kể từ trang trại” GV: Chia nhóm thảo luận, phân công nhóm trưởng, thư ký của nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm: Nhóm 1+2: Câu hỏi: Truyền thống của gia đình trong câu chuyện là gì? Những truyền thống đó được thể hiện như thế nào qua việc làm của các thành viên trong gia đình? Đáp án: Cần cù lao động, kiên trì, bền bỉ không ngại khó, ngại khổ. Hai bàn tay của cha và nah trai dày lên, chai sạn vì phải cuốc đất. Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng không bao giờ rời “trận địa”. Đấu tranh quyết liệt với thời tiết. Nhóm 3+4: Câu hỏi: Các thành viên trong gia đình ở câu chuyện đã thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình mình như thế nào?(đặc biệt là nhân vật tôi) Đáp án: Nuôi gà bán lấy tiền mua sách vở, dụng cụ học tập. Giúp cha và anh trai lao động. Tự hào về trang trại của gia đình. Nhóm 5+6: Câu hỏi: Việc giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của các thành viên trong gia đình đã mang lại kết quả gì? Đáp án: Gia đình đã có một trang trại kiểu mẫu, với hơn 100 ha đất màu mỡ. Cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. HS: Tiến hành thảo luận nhóm (thời gian thảo luận nhóm là 5 phút), sau đó đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong gia đình trong câu chuyện và của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên bằng chính sức lực của mình. Trong thực tế vấn đề được thể hiện như thế nào chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ở thực tế cuộc sống. HOẠT ĐỘNG 3: LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỊA PHƯƠNG VÀ XÃ HỘI: GV: Truyền thống của gia đình, dòng họ em là gì? HS: Tự liên hệ để trả lời. GV: Em đã học được gì từ truyền thống của gia đình, dòng họ của em? HS: Tự liên hệ gia đình để trả lời. GV: Em đã làm gì để truyền thống đó của gia đình, dòng họ mình được phát triển? HS: Tự liên để trả lời. GV: Địa phương em có nhữnh gia đình, dòng họ nào có những truyền thống tốt đẹp? Nó đã mang lại kết quả gì cho nhưng gia đình, dòng họ đó? HS: Tự liên hệ địa phương để trả lời GV: Kết luận: Qua phần tìm hiểu tìm hiểu truyện và liên hệ thực tế chúng ta đã phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung và ý nghĩa của vấn đề, chúng ta cùng tìm hiểu phần nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC: GV: Qua phần tìm hiểu đặt vấn đề trên đây và liên hệ thực tế các em hãy cho biết: Gia đình, dòng họ có những truyền thống tốt đẹp nào? HS: Dựa vào kết quả thảo luận trên đây để trả lời. GV: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? (Học sinh tự liên hệ thực tế để nêu những biểu hiện của trung thực) GV: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào? HS: Dựa vào kết quả thảo luận và nội dung bài học trong sách giáo khoa để trả lời. GV: Học sinh chúng ta cần phải làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? HS: Liên hệ thực tế để trả lời. HOẠT ĐỘNG 5: LUYỆN TẬP: GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa. HS: Trao đổi làm bài tập tại lớp, sau đó cử 1 học sinh lên trình bày kết quả của bài tập trên bảng. GV: Nhận xét kết quả do học sinh trình bày. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: - Học tập - Lao động. - Nghề nghiệp. - Đạo đức... 2. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ: - Bảo vệ. - Tiếp nối. - Phát triển. - Làm rạng rỡ thêm truyền thống đó. Ý nghĩa: - Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống. - Làm phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc. 4.. Trách nhiệm của HS: - Trân trọng, tự hào nối tiếp truyền thống. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không được làm ảnh hưởng, tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. 3.Củng cố: Nội dung của bài học hôm nay tìm hiểu những vấn đề gì? Em học được gì qua bài học hôm nay? Sau khi học xong bài học này em cần phải làm những gì? GV: Chốt lại những ý chính của bài. Nhận xét ý thức học tập của học sinh. Biểu dương những tấm gương tích cực trong giờ học. Nhắc nhở những hạn chế, khuyết điểm của học sinh trong giờ học. (Kết thúc bài học) 4.Hướng dẫn học tập ở nhà: Sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Làm bài tập còn lại của bài học hôm nay. Đọc và nghiên cứu trước nội dung của bài học sau. Soạn câu hỏi gợi ý của bài học sau vào vở. (Kết thúc giờ học)

File đính kèm:

  • docT13.doc