I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được ND và ý nghĩa của việc Xây dựng gia đình văn hoá ; hiểu mối quan hệ giữa qui mô gia đình và chất lượng đời sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc Xây dựng gia đình văn hoá .
2) Kỹ năng: Hình thành ở HS tình cảm yêu thương, gắn bó, quí trọng gia đình mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc
3) tư tưởng : Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần Xây dựng gia đình văn hoá.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
-Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
-Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về gia đình, BT tình huống.
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT, bảng tiêu chuẩn Gia đình văn hoá.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 12 - Bài 9: Xây dựng gia đình văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :5/12/2007
Tuần 12
Tiết 12 BÀI 9 (TT) :XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ
I ) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu được ND và ý nghĩa của việc Xây dựng gia đình văn hoá ; hiểu mối quan hệ giữa qui mô gia đình và chất lượng đời sống gia đình; hiểu bổn phận và trách nhiệm của bản thân trong việc Xây dựng gia đình văn hoá .
2) Kỹ năng: Hình thành ở HS tình cảm yêu thương, gắn bó, quí trọng gia đình mong muốn tham gia xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc
3) tư tưởng : Giúp HS biết giữ gìn danh dự gia đình, biết tránh những thói xấu có hại, thực hiện tốt bổn phận của mình để góp phần Xây dựng gia đình văn hoá.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
GV: - SGK và SGV GDCD 7
-Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
-Sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về gia đình, BT tình huống.
HS : - Sách GDCD 7, vở ghi chép, vở BT, bảng tiêu chuẩn Gia đình văn hoá.
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài mới : (3’)
Tiết trước các em đã tìm hiểu truyện đọc, tìm hiểu chuẩn về gia đình văn hoá. Hôm nay các em học tiếp phần còn lại của bài 9.
b) tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA
GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA
HỌC SINH
KIẾN THỨC
7’
6’
7’
HĐ1: HS trình bày những điều các em tìm hiểu được về tiêu chuẩn cụ thể của gia đình văn hoá tại địa phương.
-Nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
1. Tiêu chuẩn cụ thể về việc Xây dựng gia đình văn hoá ở địa phương em là gì?
2. Bổn phận và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình trong việc Xây dựng gia đình văn hoá.
- Chia bảng làm 2 cột và yêu cầu HS lên ghi lại kết quả thảo luận, Nx, đánh giá, cho điểm HS có nhiều ý kiến đúng và chuyển ý.
HĐ2: Liên hệ rút ra bài học bản thân:
- Dẵn dắt: Qua thảo luận chúng ta rút ra bài học về gia đình văn hoá:
1. Thế nào là gia đình văn hoá?
2. ý nghĩa của gia đình văn hoá?
3. Bổn phận trách nhiệm của bản thân?
4. Quan hệ giữa hạnh phúc gia đình và hạnh phúc XH?
- Tóm tắt kiến thức của bài, ghi bảng.
HĐ3: HS tự đánh giá bản thân, làm BTSGK
- HDHS làm BT d, trang 29, SGK: Ghi NDBT lên bảng phụ, treo lên bảng cho cả lớp suy nghĩ.
- Gọi HS lên bảng làm BT
HĐ4: Liên hệ củng cố kiến thức toàn bài:
- Cho HS chơi trò chơi sắm vai các tình huống thể hiện ứng xử trong gia đình
- Chia HS thành 3 tổ, yêu cầu tự xây dựng tình huống, kịch bản, phân vai diễn.
Nội dung tình huống:
+ Cách ứng xử giữa 2 chị em
+ Cách ứng xử giữa con cái với bố mẹ
+ Cách ứng xử giữa vợ với chồng
- NX cách xử lý của từng tổ và cho điểm HS.
* NX và kết luận toàn bài: Nêu mục tiêu bài học cần đạt được.
- Thảo luận theo nhóm nhỏ (bàn)
- Lên bảng trình kết quả thảo luận.
- Lớp NX, bổ sung.
- Đọc phần NDBH trong SGK.
- Tóm tắt các ý trong NDBH theo sự HD của GV ( theo các câu hỏi trên bảng)
- Lên bảng giải BT
- Các tổ lần lượt sắm vai
- NX các bạn thực hiện.
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
- Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần XDXH văn minh, tốt đẹp.
- Mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình đối với gia đình, góp phần xây dựng gia đình văn hoá
4) DẶN DÒ: 1’
- Về nhà học bài và làm tiếp các BT trong SGK
- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về Gia đình
- Chuẩn bị trước bài 10
IV) RÚT KINH NGHIỆM-BỔ SUNG
Họ và tên: .
Lớp: 7A
TRƯỜNG THCS VĨNH HIỆP
Đềø kiểm tra viết 15’
Môn: Giáo dục công dân 7
Thứ .. ngày tháng năm ..
Điểm
Câu1: (3 điểm) Đánh dấu x vào c các câu tục ngữ nói lên lòng Khoan dung
a. Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài c
b. Cái khó bó cái khôn c
c. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà c
d. Chín bỏ làm mười. c
đ. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại c
Câu2: (3 điểm) Nối các ý về cách xử sự (cột bên phải) với những tình huống (cột bên trái) cho hợp lý:
Tình huống
Cách xử sự
1. Bạn vô tình làm đổ mực vào vở mình
a. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi với bạn.
2. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình
b. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn
3. Bạn đặt điều nói xấu mình
c. Nhẹ nhàng giải thích để bạn đó là hành vi không tốt.
4. Bạn có thái độ gắt gỏng, khó chịu
d. Tìm hiểu rõ sự việc, xá định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn.
Câu 3: (2 điểm) Để tập tính Khoan dung ta phải: Đánh dấu x vào c em cho là đúng:
a. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người c
b. Sống lặng lẽ, khép kín, xa lánh c
c. Cư xử chân thành, rộng lượng. c
d. Tôn trọng sở thích, cá tính, thói quen của người khác. c
đ. Biết lắng nghe và chấp nhận ý kiến của người khác c
e. Đối xử nghiệt ngã, chấp nhặt, xét nét. c
f. Luôn luôn nghiêm khắc và cói định kiến. c
g. Cố gắng hiểu và thông cảm với người khác. c
Câu 4: (2đ) Hãy nêu những hành vi thể hiện lòng khoan dung.
............................
............................
............................
............................
............................
............................
File đính kèm:
- CD7 T12.doc