Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 8

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

2.Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

3 Kĩ năng:

- Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

II. PHƯƠNG PHÁP

-Thảo luận nhóm

-Nêu và giải quyết vấn đề

-Trò chơi săm vai

 

doc21 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền thống đạo đức của dân tộc ta. Người có lòng yêu thương con người được mọi người quý trọng và có cuộc sống thanh thản hạnh phúc 3.Bài tập : -Hành vi của Nam, của Long và Hồng là thể hiện lòng yêu thương con người. -Hành vi của Hạnh là không có lòng yêu thương con người. Lòng yêu thương con người không được phân biệt đối xử. 4.Củng cố Hs chơi sắm vai trong những tình huống khi người khác có khó khăn, có nỗi buồn và thể hiện sự quan tâm, chia sẻ. Gv yêu cầu hs chuận bị trước, lên đóng vai, tự giải quyết tình huống, các hs khác nhận xét. TH1 : Bạn Hạnh gia đình gặp khó khăn. Lớp trưởng lớp 7A đã cùng các bạn tổ chức quyên góp giúp đỡ. TH2 : Gia đình bác An bị hoạn nạn. Bà con khu phố giúp đỡ. Riêng ông H không quan tâm, thờ ơ, chỉ biết sống cho riêng mình. Gv chốt : Yêu thương con người là đạo đức qíu giá. Nó giúp chúng ta sống đẹp hơn, tốt hơn. Xã hội ngày càng lành mạnh, hạnh phúc, bớt đi nỗi lo toan, phiền muộn. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết : Có gì đẹp trên đời hơn thế Người với người sống để yêu nhau. 5. Dặn dò : Bài tập về nhà b, c, d. Chuẩn bị bài sau. Ký duyệt Ngày............... Tuần 7: Từ ngày đến ngày Tiết 7 : Tôn sư trọng đạo i. mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của nó. - Vì sao phải tôn sư trọng đạo. 2. Thái độ: - Hs có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. - Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo. 3. Kĩ năng: - Giúp cho Hs biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo. II. Phương pháp -Thảo luận nhóm -Đóng vai - Diễn hgiải, đàm thoại III. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về ton sư trọng đạo.. iii. các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Thế nào là lòng yêu thương con người?Nêu những biểu hiện của lòng yêu thương con người ? Đáp án: Lòng yêu thương con người: -Là quan tâm giúp đỡ người khác -Làm những điều tốt đẹp -Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn Biểu hiện: Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ, Biết tha thứ. Có lòng vị tha. Biết hi sinh 3. Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Gv kể mẩu chuyện sau : đêm đã khuya, giờ này chắc không còn ai đến chúc mừng cô giáo Thu nhân ngày 20 – 11 nữa, nhưng bỗng có tiếng gõ cửa rụt rè, cô giáo Thu ra mở cửa. Trước mắt cô là một người lính rắn rỏi, đầy nghị lực, tay cầm bó hoa. Cô giáo thu ngạc nhiên nhìn anh lính rồi cô nhận ra đó là một em học trò cũ tinh nghịch đã có lần vô lễ với cô. Người lính nắm đôi bàn tay cô giáo, nước mắt rưng rưng với niềm hối hận về lỗi lầm của mình và xin cô tha thứ Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc Gọi Hs đọc. Cả lớp thảo luận theo nội dung câu hỏi -Cuộc gặp gỡ của thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian ? -Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình ? -Hs kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói điều gì ? -Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn các thầy cô đã dạy dỗ em ? Đánh dấu x vào những việc em đã làm được. + Lễ phép với thày cô giáo. + Xin phép thầy cô giáo trước khi vào lớp. + Khi trả lời thầy cô luôn lễ phép nói : Em thưa thày cô. + Khi mắc lỗi, được thày cô nhắc nhở, biết nhận lỗi và sửa lỗi. + Nhận xét bình luận bài giảng của thày cô. + Cố gắng học thật giỏi. + Tâm sự chân thành với thày cô giáo. Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học : -Trên cơ sở tìm hiểu nội dung câu chuyện, hãy trình bày hiểu biết của em về khái niệm tôn sư trọng đạo. Gv giải thích từ Hán Việt. -Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu tục ngữ : Không thày đố mày làm nên. -Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ trên còn đúng nữa không ? -Hãy nêu những biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Gv rút ra kết luận cho nội dung bài học. -Hãy nêu biểu hiện tôn sư trọng đạo của một số Hs ngày nay ? -Quan niệm của thời đại ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo ? -Những biểu hiện mà người thầy làm mất danh dự của mình làm ảnh hưởng đến truyền thống tô sư trọng đạo. HS: Trả lời, GV nhận xét, kết luận Hoạt động 4: Luyện tập : GV: Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK Tìm hiểu truyện đọc : Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm, tình cảm được thể hiện : -Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết. -Tặng thầy những bó hoa tươi thắm. -Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động. -Thày trò tay bắt mặt mừng. -Mời thầy lên vị trí bàn giáo viên, các hs lần lượt về chỗ ngồi ngày xưa của mình. Hs giới thiệu về mình ở thời hiện tại. Kể những kỉ niệm ngày xưa. Hs lên cảm ơn thầy. Thể hiện lòng biết ơn của mình 2. Nội dungbài học : a/ Khái niệm - Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thày giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. - Trọng đạo là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người. b. Biểu hiện - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. - Hành động đền ơn , đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. c. ý nghĩa -Tôn sư trọng đạo là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Thể hiện lòng biết ơn đối với các thày cô giáo. -Tôn sư trọng đạo là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Con người sống có nhân nghĩa, thuỷ chugn trước sau như một đó là đạo lí của ông cha ta xưa. 3.Bài tập : HS làm bài tập a SGK Đáp án:Hành vi thể hiện tôn sư trọng đạo là:1,3 4. Củng cố : Gv tổ chức cho Hs thi kể chuyện, đọc thơ, danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Hs đóng vai, tự viết kịch bản theo định hướng của Gv về chủ đề. 5. Dặn dò : Bài tập về nhà b, c, d. Chuẩn bị bài sau. Ký duyệt Ngày.............. Tuần 8: Từ ngày đến ngày Tiết 8: đoàn kết tương trợ i. mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Giúp Hs hiểu được thế nào là đoàn kết tương trợ. - ý nghiã của đoàn kết đoàn kết tương trợ trong quan hệ của người với người. 2. Thái độ: - giúp HS có ý thức đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày 3. Kĩ năng: - Rèn luyện mình để trở thành người biết đoàn kết, tương trợ với mọi người - Biết tự đanhd giá mình và mọi người về biệu hiện đoàn kết tương trợ với mọi người. -Thân ái, tương trợ giúp đỡ bạn bè, hàng xúm láng giềng. II. Phương pháp: Thảo luận nhóm Đóng vai Diễn giải, đàm thoại iii. tài liệu và phương tiện - Bài tập tình huống - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình. - Một số mẩu chuyện nói về đoàn kết tương trợ. iv. các hoạt động dạy học ổn định tổ chức kiểm tra bài cũ : Câu hỏi: Thế nào là tôn sư trọng đạo? Tìm những biểu hiện của tôn sư trọng đạo? Đáp án: - Tôn sư là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thày giáo, cô giáo ở mọi lúc, mọi nơi. - Trọng đạo là coi trọng những lời thày dạy, trọng đạo lí làm người. * Biểu hiện - Tình cảm, thái độ làm vui lòng thày cô giáo. - Hành động đền ơn , đáp nghĩa. - Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thày cô giáo. 3.Bài mới Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Gv giới thiệu lời của chủ tịch Hồ Chí Minh : đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết Hs suy nghĩ trình bày ý kiến về lời nói trên. Gv dẫn vào bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc Hs đọc truyện theo sự phân vai. -Khi lao động san sân bóng, lớp 7a đã gặp phải khó khăn gì ? -Lớp 7 B đã làm gì ? -Hãy tìm những hình ảnh, câu nói thể hiện sự giúp đỡ nhau của hai lớp. -Những việc làm ấy thể hiện đức tính của cácbạn lớp 7 B ? -Nhận xét, bổ sung, rút ra bài học. Cho Hs liên hệ thêm những câu chuyện trong lịch sử, trong cuộc sống để chứng minh sự đoàn kết, tương trợ là sức mạnh giúp chúng ta thành công. Tự do trao đổi. Trả lời theo suy nghĩ. Hoạt động 3 :GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học : Trên cơ sở khai thác, tìm hiểu truyện đọc và liên hệ thực tế, Gv giúp Hs tự rút ra những khái niệm và ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ. -Vậy em hiểu đoàn kết tương trợ là gì ? -ý nghĩa của đoàn kết tương trợ ? Gv kết luận nội dung và rút ra bài học thực tiễn. Hs giải thích câu tục ngữ sau : - Ngựa có bầy, chim có bạn. - Dân ta nhớ một chữ đồng Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh. -Tinh thần tập thể, đoàn kết, hợp quần. -Sức mạnh, đoàn kết, nhất trí, đảm bảo mọi thắng lợi thành công. Câu thơ trên của Bác Hồ đã được dân gian hoá thành một câu ca dao có giá trị tư tưởng về đạo đức cách mạng. Hoạt động 4 : Luyện tập và giải bài tập SGK : Hướng dẫn hs giải bài tập SGK trang 22. Tìm hiểu truyện đọc : -Lớp 7a chưa hoàn thành công việc. -Khu đất có nhiều mô đất cao, nhiều rễ cây chằng chịt, lớp có nhiều nữ. -Các bạn lớp 7b đã sang làm giúp. -Các cậu nghỉ một lúc sang bên bọn mình ăn mía, ăn cam rồi cùng làm -Cùng ăn mía, ăn cam vui vẻ, Bình và Hoà khoác tay nhau cùng bàn kế hoạch, tiếp tục công việc cả hai người cuốc, người đào, người xúc đất đổ đi. -Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ mình. -Tinh thần đoàn kết tương trợ. +Nông dân đoàn kết, tương trợ, chống hạn hán, lũ lụt. +Nhân dân ta đoàn kết chống giặc ngoại xâm. +Đoàn kết tương trợ giúp đõ nhau cùng tiến bộ trong học tập. 2.Nội dung bài học : a. Đoàn kết, tương trợ. - Là sự thông cảm chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn. b. Y nghĩa. - Giúp chúng ta dễ dàng hoà nhập hợp tác với những người xung quanh và được mọi người sẽ yêu quý giúp đỡ ta. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn. - Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta. 3.Bài tập : Bài tập a:Đáp án -Nếu em là Thuỷ, em sẽ giúp Trung ghi lại bài, thăm hỏi, động viên bạn Bài tập b: Đáp án. -Em không tán đồng việc làm của Tuấn vì như vậy là không giúp đỡ bạn mà là làm hại bạn. -Hai bạn góp sức cùng làm bài là không được. giờ kiểm tra phải tự làm bài. 4. Củng cố : -Tham gia trò chơi : Kể chuyện tiếp sức : -Cách chơi như sau : Mỗi hs viết một câu, bạn khác viết nối tiếp câu khác cứ như vậy sau khi kể xong, Gv viết lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Tên của câu chuyện Gv chọn trước. 5. Dặn dò : -Bài tập về nhà b, c, d. -Chuẩn bị bài sau. Ký duyệt Ngày...............

File đính kèm:

  • docTIET 1+8.doc