Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 34

I- Mục tiêu.

 1-Về kiến thức.

 - HS hiểu thế nào là sống giản dị.

 -Kể được một số biểu hiện của sống giản dị.

 -Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức, với luộm thuộm cẩu thả.

 2-Về kỹ năng.

 - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống

 -Kĩ năng sác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị, biết những biểu hiện trái với giản dị, phê phán những biểu hiện thiếu giản dị, biết những giá trị sống giản dị

 3-Về thái độ

 Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

II- Phương pháp / Kĩ thuật dạy học tích cực.

- Đàm thoại

- Thảo luận nhóm, động não

- Xử lí tình huống, liên hệ

 

doc125 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I- Tài liệu và phương tiện Sgk,sgv gdcd 7 Câu hỏi, bài tập ,tình huống IV- Tiến trình bài dạy 1.ổn định tổ chức lớp (1’) 2.Kiểm tra bài cũ (4’) Câu hỏi: Em hãy nêu lại chương trình giáo dục công dân lớp 7 gồm những bài nào? Theo em thì bài nào là hay nhất? vì sao? 3, Ôn tập: Các câu hỏi hướng dẫn ôn tập: 1- Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? ý nghĩa ? 2- Các quyền của trẻ em Việt Nam là gì? Bổn phận của trẻ em Việt Nam là gì? 3-Thế nào là môi trường? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Nêu những việc em có thể làm để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? 4--Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá? -Nêu một di sản văn hoá vật thể, một di sản văn hoá phi vật thể nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. 5 Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Mê tín dị đoan là gì? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân là gì? Cho tình huống sau: ở gần nhà Hằng có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn, nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào. a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? vì sao? b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì? 6-Vì sao nói nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? -Bộ máy Nhà nước ta có mấy cấp? Tên gọi từng cấp là gì? 7-HS xem lại các bài tập trong sách giáo khoa. Gv cho học sinh ôn lại bài theo nội dung bài học và tìm các tình huống phù hợp với nội dung bài đã học. 5, Giao bài về: (1’) Học bài cho kĩ. Chuẩn bị thi học kỳ 2 V- Rút kinh nghiệm bài giảng: ............................................................................................................................................................................................................................................................ đề i đề kiểm tra học kỳ ii (Năm học 2010-2011) Môn: GDCD lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) Ma trận Nội dung chủ đề ( Mục tiêu ) Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Hiểu được cách tổ chức của cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. C 1 TN ( 2 điểm ) Nhận biết được bổn phận của trẻ em Việt Nam C 2 TL (2 điểm) Biết được thế nào là di sản văn hóa, nêu ví dụ về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam. C 3 TL ( 1 điểm ) C 3 TL ( 0,5 điểm ) Nêu được vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cơ cấu tổ chức và các cơ quan của bộ máy nhà nước ta. C4 TL (1 điểm) C 4 TL ( 0,5 điểm ) Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C 5 TL ( 3 điểm ) Tổng số câu hỏi 3 3 1 Tổng điểm 4 3 3 Tỉ lệ % 40% 30% 30% đề i Đề thi kiểm tra học kì ii (Năm học 2010- 2011) Môn : gdcd lớp 7 (Thời gian làm bài 45 phút) I - Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm) Câu 1: ( 2 điểm). Hãy ghi chữ “Đ”tương ứng với câu đúng, chữ “S” tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. B. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. C. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ủy ban nhân dân cùng cấp bầu ra. D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. II- Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1 :(2 điểm): Bổn phận của trẻ em Việt Nam là gì? Câu 2: ( 1,5 điểm ) a-Em hãy cho biết thế nào là di sản văn hoá? b-Nêu một di sản văn hoá vật thể, một di sản văn hoá phi vật thể nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Câu 3: ( 1,5 điểm ) a-Vì sao nói nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân? b-Bộ máy Nhà nước ta có mấy cấp? Tên gọi từng cấp là gì? Câu 4: ( 3 điểm ). Cho tình huống sau: ở gần nhà Hằng có một người làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn, nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào. Câu hỏi: a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? vì sao? b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì? Hết Đáp án và biểu điểm I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm). Câu 1: (2 điểm). -Đúng: B; D, - Sai: A; C (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) II- Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1 (2 điểm) Bổn phận của trẻ em Việt Nam là: -Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác, -Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, -Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. -Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ. Câu 2: (1,5 điểm). a. Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. ( 1 điểm ) b-Di sản văn hoá vật thể: Phong Nha, Kẻ Bàng; Cố đô Huế; Thánh địa Mỹ Sơn... Di sản văn hoá phi vật thể: Nhã nhạc Cung Đình Huế; Ca Trù; Dân ca Quan họ Bắc Ninh... (0,5 điểm) Câu 3: (1,5 điểm). a-Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân là vì: Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. (0,5 điểm.) b-Bộ máy nhà nước ta có 4 cấp: -Bộ máy nhà nước cấp trung ương. -Bộ máy nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) -Bộ máy nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) -Bộ máy nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) (1 điểm) Câu 4: (3 điểm). a. Yêu cầu nêu được: - Mẹ Hằng nghĩ như vậy là không đúng. ( 0,5 điểm) -Vì bói toán là một biểu hiện mê tín dị đoan, chứ không phải tự do tín ngưỡng, tôn giáo.(0,5điểm) b. Nếu là Hằng, em sẽ: - Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan. ( 0,5 điểm) - Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ. ( 0,5 điểm) - Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chống lại mê tín dị đoan. ( 0,5 điểm ) - Báo với chính quyền địa phương can thiệp, xử lí người hành nghề bói toán. ( 0,5 điểm) Hết đề 2 đề thi kiểm tra học kỳ ii (Năm học 2010- 2011) Môn: GDCD lớp: 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) Ma trận Nội dung chủ đề ( Mục tiêu ) Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Hiểu được cách tổ chức của cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở. C 1 TN ( 2 điểm ) Nhận biết được bổn phận của trẻ em Việt Nam C 2 TL (2 điểm) Biết thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Câu 3TL (1,5 điểm) Nêu được vì sao nói Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cơ cấu tổ chức và các cơ quan của bộ máy nhà nước ta. C4 TL (1 điểm) C 4 TL ( 0,5 điểm ) Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong tình huống liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C 5 TL ( 3 điểm ) Tổng số câu hỏi 3 2 1 Tổng điểm 4,5 2,5 3 Tỉ lệ % 45% 25% 30% đề 2 Đề thi kiểm tra học kì ii (Năm học 2010- 2011) Môn : gdcd lớp: 7 (Thời gian làm bài : 45 phút) I - Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm) Câu 1: ( 2 điểm). Hãy ghi chữ “Đ”tương ứng với câu đúng, chữ “S” tương ứng với câu sai vào ô trống trong bảng sau: A. ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. B. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do nhân dân trực tiếp bầu ra. C. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ủy ban nhân dân cùng cấp bầu ra. D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp. II- Tự luận: ( 8 điểm ) Câu 1 :(2 điểm): Bổn phận của trẻ em Việt Nam là gì? Câu 2: ( 1,5 điểm ) Em hãy cho biết thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Câu 3: ( 1,5 điểm ) a-Vì sao nói nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? b-Bộ máy Nhà nước ta có mấy loại cơ quan? Tên gọi từng loại cơ quan là gì? Câu 4: ( 3 điểm ). Cho tình huống sau: ở gần nhà Hằng có một người làm nghề bói toán. Mẹ Hằng cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Hằng can ngăn, nhưng mẹ Hằng cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi người và khuyên Hằng không nên can thiệp vào. Câu hỏi: a. Theo em, mẹ Hằng nghĩ như vậy có đúng không? vì sao? b. Nếu là Hằng, em sẽ làm gì? Hết Đáp án và biểu điểm I – Trắc nghiệm khách quan: (2 điểm). Câu 1: (2 điểm). -Đúng: B; D, - Sai: A; C (Mỗi ý đúng được 0,5 điểm) II- Tự luận: ( 8 điểm) Câu 1 (2 điểm) Bổn phận của trẻ em Việt Nam là: -Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. -Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sả của người khác, -Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, -Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. -Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ. Câu 2: (1,5 điểm). Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là: - Giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường; - Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra; - Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. (mỗi ý cho 0,5 điểm): Câu 3: (1,5 điểm). a-Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là vì: Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. (0,5 điểm.) b-Bộ máy nhà nước ta có 4 loại cơ quan: -Các cơ quan quyền lực đại biểu của nhân dân. -Các cơ quan hành chính nhà nước. -Các cơ quan xét xử. -Các cơ quan kiểm sát. ( 1 điểm) Câu 4: (3 điểm). a. Yêu cầu nêu được: - Mẹ Hằng nghĩ như vậy là không đúng. ( 0,5 điểm) -Vì bói toán là một biểu hiện mê tín dị đoan, chứ không phải tự do tín ngưỡng, tôn giáo.(0,5điểm) b. Nếu là Hằng em sẽ: - Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín dị đoan. ( 0,5 điểm) - Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chống lại mê tín dị đoan. ( 0,5 điểm ) - Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ. ( 0,5 điểm) - Báo với chính quyền địa phương can thiệp, xử lí người hành nghề bói toán. ( 0,5 điểm) Hết

File đính kèm:

  • docGD CD 20112012 chuan KTKN.doc
Giáo án liên quan