A- Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sông giản dị.
2. Kỷ năng : Học sinh biết tự dánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc, thái độ giao tiếp.
Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập nhũng tấm gương sống giản dị của mọi người để trở thành người biết sống giản dị.
3. Thái độ: Hộc sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
B- Phương pháp:
- Thảo luận nhóm
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Sắm vai.
97 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 đến tiết 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
1. Trên đường đi học về, thấy bạn vứt rác xuống đường?.
2. Đến lớp học thấy bạn ăn quà xả rác bừa bãi.
3. Thấy người khác đỗ rác thải, chất bẩn xuống sông.
Gv: Hãy kể tên một số sáng kiến của người VN nhằm bảo vệ MT?.
Gv: Để bảo vệ môi trường chúng ta cần có những trách nhiệm gì?.
* HĐ3 Luyện tập ( 10 phút)
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập c,...g, sgk.
- Làm bài tập sbt
- Đọc truyện "Rùa vàng" sbt/39
3. Bảo vệ Môi trường và TNTN:
- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
- Bảo vệ TNTN là khai thác sử dụng hợp lí và thường xuyên tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
4. Trách nhiệm của CD và HS:
- Thực hiện các quy định của PL về bảo vệ môi trường.
- Khai thác TNTN hợp lí.
- Không làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Bảo vệ các loài động thực vật quý hiếm.
- Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh.
- Xử lí rác chất thải đúng quy định...
IV. Cũng cố: ( 2phút)
Cần làm gì để góp phần bảo vệ MT?.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung bài 15.
TIẾT 24: BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (T1)
Ngày soạn: 26/02
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết các di sản văn hoá, phân biệt được di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ: HS biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo những di sản văn hoá.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, tranh ảnh, ....
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
Sưu tầm tranh ảnh về các loại di sản văn hoá.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là bảo vệ môi trường, bảo vệ TNTN?.
2. Nêu một số biện pháp về bảo vệ môi trường? Em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở trường học ngày một tốt hơn?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút):
Gv cho hs quan sát tranh rồi dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) HD học sinh phân biệt các loại di sản.
Gv: Cho hs quan sát tranh ở sgk.
Gv: Hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnh trên.
gv: hãy kể tên một số DTLS hoặc DLTC mà em biết.
gv: Ở VN có những DSVH nào đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?.
* HĐ2:( 15 phút) Tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Di sản văn hoá là gì?.
Gv:DSVH phi vật thể là gì?
Gv: Hãy kể tên một số DSVH phi vật thể?.
Gv: Giới thiệu một số DSVH vật thể. ( Cố đo Huế, Phố cổ hội an, Bến cảng nhà rồng..).
Gv: DSVH vật thể là gì?.
Gv: Cho HS quan sát một số DTLS văn hoá.
Gv: DTLSVH là gì?.
Gv: giải thích cá từ: di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
( Di vật là hiện vật được lưu truyền lại có giá trị về LS, VH, KH; Cổ vật là hiện vật có giá trị tiêu biểu về LS, văn hoá, KH từ 100 năm tuổi trở lên; bảo vật quốc gia là hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm của nhà nước).
Gv: Cho Hs quan sát 1 số DLTC.
Gv: Danh lam thắng cảnh là gì?. Cho ví dụ.
* HĐ3 Luyện tập ( 8 phút)
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b sgk/50.
- Đọc truyện "Những vết thương tâm" sbt/41
1. Khái niệm:
DSVH là sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Có 2 loại DSVH, đó là:
- DSVH phi vật thể: là những sản phẩm tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác.
- DSVH vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, boa gồm các DTLS văn hoá, DLTC, các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ DTLS văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật, bảo vật quốc gia. có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
+ DLTC: là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị LS thẩm mĩ, KH.
IV. Cũng cố: ( 2phút)
DSVH là gì? Hãy kể ten các DSVH vật thể và phi vật thể ở nước ta đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
TIẾT 25: BÀI 15: BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ (T2)
Ngày soạn: 5/3
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hoá và những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kĩ năng: HS thấy được ý nghĩa và sự cần thiết phải bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ: HS thấy tự hào về những di sản văn hoá của dân tộc, biết tôn trọng và bảo vệ các di sản văn hoá.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, tranh ảnh, ....
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
Sưu tầm tranh ảnh về các loại di sản văn hoá.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Di sản văn hoá là gì?. Nêu những điểm khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể?.
2. Hãy kể tên những DSVH ở VN đã được thế giới công nhận là DSVH thế giới?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (1 phút):
Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 13 phút) Tìm hiểu vai trò của DSVH đối với đời sống của con người.
Gv: DSVH có vai trò ntn đối với đời sống của con người?.
Gv: Vì sao phải giữ gìn, boả vệ DSVH?.
Gv: Vì sao phải phát huy DSVH?.
( phát huy để dáp ứng với cuộc sống hiện tại.
Ví dụ: Đại nội Huế xưa là nơi vua ở, làm việc, nhưng nay lại là điểm tham quan cho du khách)
( DSVH có ý nghĩa về:
+ Lịch sử.
+ Giáo dục.
+ Truyền thống văn hoá.
+ Kinh tế xã hội.
+ Bảo vệ DSVH là bảo vệ môi trường).
* HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu trách nhiệm của CD-HS trong việc bảo vệ DSVH.
Gv: Đọc truyện " những vết thương tâm" SBT.
Gv: giới thiệu một số điều trong luật bảo vệ DSVH. ( Trích ở sách BT tình huống).
Gv: Để bảo vệ DSVH, nhà nước ta nghiêm cấm những diều gì Đ/v công dân và học sinh?.
Ví dụ: Hành nghề MTDD...
Gv: Em sẽ làm gì để bảo vệ DSVH?.
* HĐ3 Luyện tập ( 10 phút)
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập a,b,đ sgk/50, 51
- Làm 1 số bài tập ở sách tình huống PL 7
2. Ý nghĩa:
DSVH là cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc.
DSVH thể hiện truyền thống, công sức, kinh nhgiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và boả vệ tổ quốc.
- Bảo vệ DSVH để làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần làm phong phú kho tàng DSVH thế giới.
3. Những qui định của PL:
- Cấm chiếm đoạt, làm sai lệch DSVH.
- Cấm huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản.
- Cấm XD lấn chiếm, đào bới đất thuộc DSVH.
- Cấm mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái pháp các di vật, cổ vật.
- Cấm lợi dụng di sản để làm những việc trái PL.
IV. Cũng cố: ( 2phút)
Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung các bài đã học, tiết sau KT 1 tiết.
TIẾT 27: BÀI 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (T1)
Ngày soạn: 17/3
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được cá khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lên án, phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD7, Một số tình huống thực tế.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: Không (5 phút)
Trả bài, nhận xét, rút kinh nghiệm bài kiểm tra.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (4 phút):
Gv cho Hs sắm vai theo nội dung sau:
Lan: Mẹ ơi sao nhà bạn Mai không có bàn thờ thắp hương như nhà mình.
Mẹ: Vì nhà bạn ấy thờ đức chúa trời, nhà bạn ấy theo đạo thiên chúa giáo.
Lan: Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?.
Mẹ: Nhà mình theo đạo phật.
Lan: Thế hai đạo này khác nhau như thế nào?.....Gv dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 10 phút) Tìm hiểu tin tức, sự kiện ở sgk.
Gv: Gọi Hs đọc phần tin tức, sự kiện.
Gv: Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết?.
Gv: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng hay tôn giáo?.
* HĐ2:( 10 phút) HD học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
Gv: Tín ngưỡng là gì?. Cho ví dụ.
( Thần núi, sông, lửa, ông táo, thành hoàng, tổ tiên...)
Gv: Tôn giáo là gì?.
Gv: Hỏi 1 số Hs, em và gia đình đang theo đạo gì?. Hãy kể 1 số hình thức lễ nghi của đạo mà em đang theo?.( VD: đạo phật thờ phật tổ, có bàn thờ thắp hương, tụng kinh...; đạo thiên chúa thờ đức chúa, không thắp hương, nghe giảng đạo...).
Gv: Thế nào là mê tín dị đoan?.
Gv: Theo em đạo Đông hoa di lặc, đạo thoát y có phải là tôn giáo không?.
* HĐ3 Luyện tập ( 10 phút)
Gv: hãy kể 1 số biểu hiện mê tín dị đoan trong Hs hiện nay?.
Gv: HD học sinh làm bài tập a,b,e sgk/53,54.
Gv: Giới thiệu truyện: Chỉ vì một phút cuồng tính sbt/43.
( Nếu còn thời gian gv đọc một số tin tức về MT dị đoan và hậu quả của nó ở báo PL)
1. Khái niệm:
- Tín ngưỡng: là lòng tin vào một điều thần bí như thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo: là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức. Với những quan niệm giáo lí và các hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái.
VD: Đạo phật, thiên chúa giáo, tinh lành, cao đài, hoà hảo, đạo hồi...
- Mê tín dị đoan: Là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhs, không phù hợp với lẽ tự nhiên: Bói toán, chữa bệnh bằng phù phép....dẫn đến hậu quả xấu.
IV. Cũng cố: ( 2phút)
Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm bài tập còn lại sgk.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
- Tìm hiểu các lễ nghi của 1 số tôn giáo ở địa phương.
File đính kèm:
- GIAO DUC CONG DAN 7 CHI TIET.doc