Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 - Bài dạy: Sống giản dị

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu: Thế nào là sống giản dị và không giản dị? Tại sao phải sống giản dị?

2/. Kĩ năng:

- Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

3/. Thái độ:

- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Tranh ảnh thể hiện lối sống giản dị.

 - Bảng phụ, nam châm, bút dạ.

 - Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về tính giản dị.

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ.

 - Đọc trước truyện đọc “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”. Soạn phần gợi ý a, b SGK.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 1 - Bài dạy: Sống giản dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Tiết : 1 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: SỐNG GIẢN DỊ. I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Thế nào là sống giản dị và không giản dị? Tại sao phải sống giản dị? 2/. Kĩ năng: Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. 3/. Thái độ: Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Tranh ảnh thể hiện lối sống giản dị. - Bảng phụ, nam châm, bút dạ. - Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về tính giản dị. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. - Đọc trước truyện đọc “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”. Soạn phần gợi ý a, b SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về tính giản dị. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài (3’) 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: GV treo bảng phụ ghi sẵn tình huống: Gia đình An có mức sống bình thường. Nhưng An ăn mặc rất diện còn học tập thì lười biếng. Gia đình Nam có cuộc sống sung túc nhưng ăn mặc rất đơn giản, chăm học, chăm làm. Em hãy nêu suy nghĩa của em về phong cách sống của 2 bạn trên? HS trao đổi và phát biểu. GV chốt vấn đề và giới thiệu bài b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 14’ Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc “Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập” => Hình thành khái niệm. GV: Nhận xét cách đọc. GV: Cho HS thảo luận nhóm, nội dung: Nhóm 1, 2: Nêu những chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác Hồ? Nhóm 3, 4: Nêu nhận xét của em về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác? Gv chốt lại ý đúng, kết luận: “Bác Hồ là tấm gương tuyệt vời về đức tính sống giản dị”. Em hiểu thế nào là sống giản dị? Biểu hiện của sống giản dị? GV chốt lại ghi bài. - HS đọc truyện. - HS thảo luận nhóm: (3’) - Cách thức: Các nhóm tập trung thảo luận thống nhất ý kiến, thư ký nhóm ghi nội dung lên bảng nhóm. Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác. Bác mặc bộ quần áo Kaki , đội mũ vải đã ngã màu và đi dép cao su. Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người. Thái độ của Bác thânmật như người cha đối với con. Lời nói đơn giản: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Nhận xét: Bác ăn mặc đơn sơ không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Lời nói của Bác dễ hiẻu, gần gũi với mọi người. - HS trả lời: “Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội”. 1/. Khái niệm: - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. - Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí. Không cầu kì, kiểu cách. Không chạy theo hình thức bề ngoài. Thẳng thắng, chân thật, gần gũi với mọi người. 9’ Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân => liên hệ thực tế. GV: treo 4 bức tranh trong bài tập a. Nêu nhận xét của em về từng bức tranh? GV: Chốt lại ý kiến đúng. Em hãy nêu những biểu hiện trái với sống giản dị? - HS quan sát. - HS trả lời: Bức tranh 1, 2, 4 thể hiện lối sống cầu kì, kiểu cách. Không phù hợp với phong cách của HS. Bức tranh 3: thể hiện tính giản dị, các bạn HS ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, tác phong vui tươi, thân mật. - HS trả lời: Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình thức, học đòi trong ăn mặc. Cầu kì trong cữ chỉ, sinh hoạt, giao tiếp. Nếp sống: qua loa, cẩu thả. Nếp nghĩ: nói năng trống không, cụt ngủn. 8’ Hoạt động 3: Học sinh làm việc cá nhân => tìm hiểu ý nghĩa của đức tính giản dị. GV yêu cầu HS kể những tấm gương sáng về tính giản dị. Qua những tấm gương sáng đó người sống giản dị có tác dụng như thế nào đối với mọi người? GV chốt lại ghi bài. - HS kể. - Hs trả lời: Được mọi người yêu mến. Được mọi người giúp đỡ. 2/. Ý nghĩa: - Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. 9’ Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập b. GV chốt lại đáp án đúng: Lời nói ngắn gọn dễ hiểu. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. Nêu một số câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị? GV tổ chức cho HS trò chơi sắm vai (2 nhóm). GV nêu tình huống: Lan đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, cả đồ trang điểm nữa. Gv nhận xét các vai tể hiện và kết luận: “Là HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện để có lối sống giản dị, sống giản dị phù hợp với điều kiện gia đình cũng là thể hiện tình yêu thương, vâng lời bố mẹ, có ý thức rèn luyện tốt. Hs đọc bài tập b. HS xác định yêu cầu bài tập. HS xung phong giải bài tập: Lớp nhận xét bổ sung. HS nêu: Ăn cần ở kiệm. Nhiều no ít đủ. Ăn lấy chắc mặc lấy bền. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Áo vải cơm rau. HS đọc tình huống. HS phân vai, nghĩ lời thoại cho vai của mình. Các nhóm thể hiện. Đáp án 2, 5 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm bài tập trang 6 (d, đ, e). + Xem trước bài “TRUNG THỰC”. Đọc trước truyện đọc “Sự công minh chính trực của một nhân tài”. Soạn gợi ý a, b SGK. Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về tính trung thực. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 1.doc