Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Phan thị Loan - Trường THCS Thuỷ Lương

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Thế nào là sống giản dị và không giản dị.

 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị

 - Phân biệt được sống giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả.

 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2.Thái độ:

 - Quý trọng lối sống giản dị không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

3.Kĩ năng:

 - Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 II CÁC KN, PHƯƠNG PHÁP/ KT, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1.Các KN cần giáo dục trong bài:

 - Kĩ năng xác định giá trị.

 - KN so sánh.

 - KN tư duy phê phán.

 - KN tự nhận thức.

 2.Phương pháp dạy học:

 - Diễn giải, phân tích, thảo luận.

 - Động não, xử lí tình huống.

3.Phương tiện dạy học:

 + GV: SGK, GDCD 7, BTTH, GDCD 7.

 - Các tình huống, trường hợp điển hình.Thơ, ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị

 - Bảng phụ, giấy A4, bút.

 + HS: SGK.

 III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp.(1’)

2. Kiểm tra bài cũ. ( 3’)

 3. Nội dung bài mới:

 

doc151 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Phan thị Loan - Trường THCS Thuỷ Lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lưu giữ được rất nhiều di sản có giá trị, đặc biệt là quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế là hai di sản văn hoá đã được UNESCO đưa vàodanh mục di sản văn hoá thế giới, những di sản văn hoá trên quê hương chúng ta là những tài sản vô giá được kết tinh bởi tài năng, trí tuệ và quá trình lao động bền bỉ của biết bao thế hệ cha anh từ hàng trăm năn qua, quàn thể cung điện, đền đài, lăng tẩm, chùa chiền, những lễ hội, những loại hình nghệ thuật độc đáo, những phong tục tập quán hết sức đặc trưng.... cùng với phong cảnh trữ tình thơ mộng đã làm cho Thừa Thiên Huế trở thành miền đất của những di sản có một không hai ở Việt Nam. - Những di sản văn hoá ở quê hương đã mang lại cho chúng ta một đời sống tinh thần phong phú, góp phần làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần làm cho môi trường và quang cảnh của Thừa Thiên Huế ngày càng đẹp hơn, ngày càng có nhiều bạn bè và du khách đến với quê hương chúng ta, những di sản văn hoá ấy không chỉ mang lại cho chúng ta niềm tự hào, mà còn làm cho chúng ta thêm gắn bó và yêu quê hương mình hơn Để bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương đòi hỏi mỗi chúng ta phải thấy được giá trị của những di sản văn hoá đó. - Yêu quý, nâng niu giữ gìnnhững di sản văn hoá. - Tham gia chăm sóc tốt các di sản văn hoá, di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mình. - Thực hiện đúng quy định của pháp luật mà chúng em đến tham quan. - Tuyên truyền mọi người không viết, vẽ bậy, không leo đèo lên di tích, không vứt rác gây mất vệ sinh ở các điểm di tích... I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được thế nào là đạo đức và kỉ luật. - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật. 2.Thái độ: - Ủng hộ những hành vi, việc làm tôn trọng kl và có đạo đức? phê phàn những hành vi việc làm vi phạm kl,vi phạm đạo đức. 3.Kĩ năng: - Biết đánh giá hành vi, việc làm của bản thân và của người khác trong một số tình huống có liên quan đến đạo đức và kỉ luật. II CÁC KN, PHƯƠNG PHÁP/ KT, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1.Các KN cần giáo dục trong bài: - Kĩ năng xác định giá trị. - KN so sánh. - KN tư duy phê phán. - KN tự nhận thức. 2.Phương pháp dạy học: - Diễn giải, phân tích, thảo luận - Động não, xử lí tình huống. 3.Phương tiện dạy học: - SGK, BTTH GDCD 7 - HS: ca dao, tục ngữ, SGK, BTTH GDCD7. III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp.(1’) 2.Kiểm tra bài cũ. ( 4)’ - Em hãy trình bày khái niệm tính tự trọng là gì ? Tính tự trọng này được thể hiện trọng học tập như thế nào ? - Tìm những tấm gương nói về tính tự trọng ? Nêu 1 câu tục ngữ? 3. Nội dung bài mới: TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG 3 8’ 17 9 +.Hoạt động 1: Giới thiệu bài - GV đưa tình huống: Vào lớp đã được 15’. Cả lớp đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bổng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớpvà sững lại nhìn co giáo. Cô ngừng giảng bài cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình trở lại cô quay lại hỏi tâm cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? Gv nhận xét và vào bài mới. +Hoạt động 2: Nghiên cứu trường hợp điển hình về sống có đạo đức và kỉ luật. a.Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là một người có đạo đức và kỉ luật. Kĩ năng xác định giá trị Phương pháp: Thảo luận. Đàm thoại. b.Cách tiến hành: Mời một em có giọng đọc diễn cảm đọc truyện. Thảo luận cả lớp các câu hỏi sau: ? Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào? ? Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì? ? Tuy vất vả, khó khăn, song tinh thần làm việc của anh Hùng như thế nào? ? Những việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc? ? Vì sao anh Hùng luôn được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu quý? c. GVKL: à Anh Hùng là người có tính kỉ luật và đạo đức, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hoạt động 2:Tìm hiểu khái niệm, biểu hiện của đạo đức và kỉ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật, ý nghĩa. a.Mục tiêu: Giúp HS hiểu thế nào là đạo đức, kỉ luật và biểu hiện của đạo đức, kỉ luật . - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật. - RLKN so sánh, xác định giá trị. -Phương pháp: Thảo luận nhóm. Đàm thoại. Liên hệ thực tế. b.Cách tiến hành: GV giao câu hỏi cho các nhóm thảo luận: Nhóm 1: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? Nhóm 2: Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống? Nhóm 3: Đạo đức và kỉ luật là hai vấn đề khác nhau nhưng có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện như thế nào? Nhóm 4: Người như thế nào là người có tính kỉ luật và tự giác? Những người như thế nào là người vô kỉ luật? vô kỉ luật có tác hại như thế nào? ? Để trở thành người có đạo đức , vì sao chúng ta phải coi trọng kỉ luật? ? Những biểu hiện nào chứng tỏ em đã có ý thức chấp hành đúng kỉ luật của nhà trường đề ra với tinh thần tự giác? ? Những biểu hiện nào thường gặp trong HS biểu hiện là những người HS vô kỉ luật, đạo đức kém? Kết luận: Muốn làm tốt công việc, mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh, tốt đẹp mọi người phải tự giác tuân theo những quy định, chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỉ luật vừa mang tính đạo đức. ? Sống có đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? c.GVKL: Để có sự thống nhất đạo đức và kỉ luật đòi hỏi mỗi chúng ta phải kiên trì rèn luyện ý thức tự giác, lòng tự trọng, phải thường xuyên đấu tranh nghiêm khắc với bản thân, phải tự giác kiểm tra công việc hằng ngày. →Đạo đức vầ Kl có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. + Hoạt động 4:Luyện tập. Yêu cầu hs làm bài tập b trang 14 SGK - Tìm ca dao, tục ngữ? Tổ chức trò chơi đóng vai. GV đưa ra 2 tình huống : TH1: Một hs đi học muộn, đầu tóc rối, quần áo xộc xệch, chân đi dép lê, dáng vẻ hoảng hốt; phản ứng của cô giáo và các bạn. TH2: 1 cô giáo trong giờ sinh hoạt lớp, nêu gương tốt và phê bình hs chưa có ý thức kỷ luật. Cho các nhóm tiến hành đóng vai, gv nhân xét. Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi: → Cách ứng xử của bạn Nam: - Đạo đức: + Không chào cô giáo. + Không xin phép. - Kỉ luật: Đi học muộn. à HS đọc diễn cảm à Kỉ luật: - Huấn luyện kĩ thuật - An toàn lao động - Dây bảo hiểm - Thừng lớn - Cưa tay - Cưa máy à Khó khăn: - Dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt - Khảo sát trước - Có lệnh công ty mới được chặt. - Trực 24/24h - Làm suốt ngày đêm, mưa rét - vất vả nhưng thu nhập thấp. à Anh làm việc tận tụy, Không đi muộn về sớm. - Vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ. - Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội - Nhận việc khó khăn, nguy hiểm. à Làm việc suốt ngày đêm trong mưa rét, quần áo ước sũng để sớm khắc phục hậu quả, giải phóng mặt đường. à Làm việc vất vả, thầm lặng, thu nhập thấp nhưng vẫn vui vẻ. - Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội - Nhận việc khó khăn, nguy hiểm. à Vì anh làm việc tận tụy, có trách nhiệm cao, luôn phát huy phẩm chất đạo đức và kỉ luật của anh bộ đội cụ Hồ, xứng đáng với danh hiệu “ Người tốt việc tốt”, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Hs trả lời. à Biểu hiện: - Giúp đỡ - Đoàn kết - Chăm chỉ à Biểu hiện: - Đi học đúng giờ - An toàn lao động - Không quay cóp bài - Chấp hành luật giao thông - Đạo đức là động cơ bên trong, điều chỉnh nhận thức va hành vi kỉ luật, và ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức. à Là người tự nguyện chấp hành những quy định không đợi ai nhắc nhở. à Những người vi phạm quy định chung, luôn phải đợinhắc nhở, phải giám sát là người vô kỉ luật. Người vô kỉ luật gây ảnh hưởng công việc chung và không được khác coi trọng. à Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật. - Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. à Mặc đúng đồng phục theo quy định. - Trong lớp không nói chuyện riêng, phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, thường xuyên thực hiện nội quy à Gian dối trong kiểm tra, thi cử. - Chây lười trong học tập. - Mặc đồng phục không đúng với lứa tuổi HS, không đúng với quy định của nhà trường.... - Hs trả lời. BT b: - Trốn học đi chơi. - Quay cóp, sử dụng tài liệu khi làm bài kiểm tra. - Ra vào lớp tùy tiện. - Ăn quà vặt trong lớp - Trang phục khi đến trường không đúng quy định... Tác hại: Đó là những HS không có tính kỉ luật, thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, coi thường quy định của nhà trường, sống tùy tiện không biết coi trọng phẩm chất của mình.. - Danh ngôn: Không phải sức lực mà là tính kỉ luật đã làm nên những công trình vĩ đại. - Ca dao: Bề trên chẳng giữ kỹ cương. Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa. - Tục ngữ: ( Ngạn nhữ Anh ) + Đất có lề, quê có thói. + Nước có vua, chùa có bụt. + Quân pháp bất vị thân + Phân vai theo nhóm. + Thảo luận cách đóng vai. + Các nhóm lên trình bày. . Truyện đọc: “Một tấm gương tận tụy vì việc chung” I. Nội dung bài học 1. Khái niệm: + Đạo đức là: những quy định, chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, đuợc nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện. + Kỉ luật là: những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. 2. Quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật +Người sống có đạo đức là người biết tuân thủ kl. + Người chấp hành tốt kỉ luật là người sống có đạo đức. 3. Ý nghĩa: - Đạo đức và kỉ luật giúp con người định hướng đúng đắn trong cuộc sống và phát triển lành mạnh. - Giúp ta cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng và yêu mến. - Mặt khác đạo đức và kl là nền tảng của xã hội, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Bài tập: b. GV kết luận bài : Đạo đức và kỷ luật có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động, đời sống của mỗi thành viên thiếu đạo đức, kỷ luật sẽ ảnh hưởng đến công việc chung và sẽ bị xã hội lên án. Khi còn là hs trong nhà trường chúng ta cần phải tự giác rèn luyện góp phần nhỏ cho sự bình yên của mỗi gia đình và xã hội 5. Dặn dò: ( 3’) - Làm các bài tập còn lại trong SGK trang 14. - Sưu tần tục ngữ, ca dao nói về đạo đức. - Học bài và soạn bài mới: yêu thương

File đính kèm:

  • docgiao an 7.doc
Giáo án liên quan