Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Nguyễn Thị Mai

A. Mục tiêu bài học :

1. kiến thức : Giúp học sinh hiểu thế nào là sông giản dị và không giản dị

Tại sao phải sống giản dị

2. Thái độ : Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức

3. Kỹ năng : Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sông giản dị ở mọi khía cạnh

B. Phương pháp :

- Thảo luận nhóm

- Nêu và giải quyết tình huống

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc30 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 999 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Nguyễn Thị Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự tin A. Mục tiêu bài học : * Kiến thức : Học sinh hiểu thế nào là tự tin, ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống Hiểu cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin * Thái độ : Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống Kính trọng người tự tin và ghét thói a dua ba phải * Kỹ năng : Biết được biểu hiện của tính tự tin , biêt thể hiện tính tự tin trong cuộc sống, học tập B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ . Hãy kể một câu chuyện về truyền thống quê hương mình . Em đã làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào ? Vì sao bạn Hà được đi du học ở Xin –ga – po ? Em thấy bạn Hà là người như thế nào ? Thế nào là tự tin ? Y nghĩa của lòng tự tin ? Rèn luyện lòng tự tin như thế nào ? Tìm những câu tục ngữ, ca dao thể hiện tính tự tin ? I. Tìm hiểu truyện đọc : Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin – ga – po - Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện rất khó khăn : góc học tập là căn gác xép ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát –xét cũ kỹ - Không đi học thêm - Chỉ cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài + Bạn Hà được đi du học nước ngoài là do : bạn là học sinh giỏi toàn diện - Nói tiếng Anh thành thạo - đã vượt qua kỳ thi tuyển chọn của người nước ngoài - Chủ động và tự tin trong học tập II. Nội dung bài học : * Tự tin : Là tin tưởng vào khả năng của bản thân, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm * ý nghĩa : Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo, không có lòng tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối * Rèn luyện tính tự tin - Chủ động tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, tự ti * Những câu tục ngữ thể hiện tính tự tin - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Chân cứng, đá mềm III. Luyện tập : Học sinh thảo luận câu hỏi trong sgk 7/1/2009 Tiết 19- 20 Bài 12 : Sống và làm việc có kế hoạch A. Mục tiêu bài học : Kiến thức : Học sinh hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch Y nghĩa, hiệu quả công việc khi làm việc có kế hoạch Thái độ : Có ý chí nghị lực, quyết tâm xây dựng kế hoạch Phê phán lối sống không có kế hoạch của những người xung quanh Kỹ năng : Biết xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần Biết điều chỉnh, đánh giá kết quả hoạt động theo kế hoạch B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : Hoạt động của thầy – trò Nội dung bài học GV: Kẻ bảng kế hoạch trong SGK ra giấy khổ to để học sinh quan sát ? Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình ? Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình Với cách làm việc như vậy bạn Hải Bình sẽ thu được kết quả gì ? Bạn Hải Bình là người như thế nào ? Thế nào là người sống và làm việc có kế hoạch ? Theo em kế hoạch phải đảm bảo yêu cầu gì ? Làm việc có kế hoạch có ý nghĩa như thế nào ? 1. Thông tin : Lịch làm việc và học tập từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình Kế hoạch chưa hợp lý và thiếu Thời gian hàng ngày từ 11h30 – 14h, Lao động giúp gia đình quá ít Thiếu tời gian ăn, ngủ, thể dục Xem ti- vi nhiều - Tự giác trong học tập - Chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở - Hải Bình sẽ chủ động trong công việc - Không lãng phí thời gian - Hoàn thành công việc đến nơi đến chốn, không bỏ sót công việc * Bạn Hải Bình là người sống và làm việc có kế hoạch 2. Nội dung bài học : a. Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lýđể mọi việc được thực hiện đầy đủ, hiệu quả, có chất lượng * Yêu cầu : . Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo yêu cầu cân đối các nhiệm vụ : rèn luyện, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giúp gia đình * ý nghĩa : Làm việc có kế hoạch sẽ giúp ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc - Không cản trở, ảnh hưởng đến công việc của người khác * Trách nhiệm của bản thân . Phải quyết tâm vượt khó, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra - Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết III. Bài tập : Học sinh tự lập kế hoạch cá nhân – GV kiểm tra, nhận xét Bảng kế họach của bạn Minh Hằng ( Học sinh nhận xét ) Nội dung công việc không lặp lại. Công việc cố định không cần ghi trong kế hoạch . Ghi công việc đột xuất , cần nhớ Đầy đủ nội dung, đảm bảo cân đối, toàn diện các hoạt động Hiệu quả cao, khoa học hơn Học sinh thảo luận Những điều có lợi khi làm việc có kế hoạch và có hại khi làm việc không có kế hoạch ? Trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch, chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì ? Bản thân em đã làm tốt việc này chưa ? Ngày 10/2/2009 Tiết : 21- 22 Bài 13 Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam A. Mục tiêu bài học : Kiến thức : Học sinh nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam Vì sao phải thực hiện các quyền đó Thái độ : Biết ơn sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và vã hội Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em Kỹ năng : Học sinh tự giác rèn luyện bản thân, biết tự bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận . Nhắc nhở người khác cungf thực hiện B. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 1. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. Liên hệ bản thân em đã đề ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch như thế nào . - Thu bài về nhà của 2 học sinh . Lập kế hoạch làm việc trong một tuần 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Học sinh đọc truyện : Một tuổi thơ bất hạnh Thảo luận câu hỏi ? Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào . Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì ? Thái đã không được hưởng quyền gì ? Thái phải làm gì để trở thành ngời tốt ? Theo em, mọi người cần giúp đỡ Thái như thế nào ? H/S quan sát tranh và nêu các quyền trẻ em được thể hiện trong tranh H/s đọc sách giáo khoa và nêu các quyền trẻ em ? Em hiểu như thế nào về quyền được chăm sóc, quyền được bảo vệ, được giáo dục ? Bổn phận của trẻ em phải như thế nào . Liên hệ bản thân, em đã làm tốt bổn phận của mình đối với gia đình, xã hội chưa? ở địa phương em đã có những hoạt động gì để chăm sóc và bảo vệ quyền của trẻ em ? I. Tìm hiểu truyện đọc : Một tuổi thơ bất hạnh Cha mẹ Thái ly hôn, em phải ở với bà ngoại già yếu, làm thuê vất vả để kiếm sống - Thái đã lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi bỏ đi bụi đời - Chuyên cướp giật ( mỗi ngày từ 1 -2 lần ) - Thái không được hưởng các quyền : Bố mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, không được dạy bảo, không được đi học - Thái phải được đi học, được dạy bảo phải được chăm sóc, nuôi dưỡng - Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng - Ra trường giúp Thái hòa nhập cộng đồng - Các quyền trẻ em : quyền được bảo vệ chăm sóc, quyền được vui chơi, học hàn II. Nội dung bài học : 1. Quyền được chăm sóc và bảo vệ trẻ em * Quyền được bảo vệ : Được khai sinh và có quốc tịnh, được nhà nước và xã hội tôn trọng và bảo vệ tính mạng, thân thề và nhân phẩm, danh dự * Quyền được chăm sóc : Được chăm sóc, nuôi dạy hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình trẻ em khuyết tật được nhà nước nuôi dưỡng * Quyền được giáo dục : được học tập vui chơi giải trí 2. Bổn phận của trẻ em : Đối với gia đình : chăm chỉ tự giác học tập, vâng lời ông bà, bố mẹ giúp đỡ gia đình những việc nhỏ Đối với xã hội : Có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh , bảo vệ tài nguyên môi trường , không tham gia các tệ nạn xã hội 3. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội - Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc và nuôi dạy trẻ em , tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em - Nhà nước và xã hội có trách nhệm chăm sóc giáo dục và bồi dưỡng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước III. Bài tập : Những hành vi xâm phạm quyền trẻ em : 1, 2, 4, 6 Học sinh trao đổi, thảo luận Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường ( học sinh trao đổi ) 15/ 2/ 2009 Tiết 23 + 24 Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên A.Mục tiêu bài học : Giúp học sinh hiểu khái niệm môi trường , vai trò, ý nghĩa Quan trọng của môi trường đối với sự sống và sự phát triển của con người , xã hội Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý môi trường xung quanh có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại , làm ô nhiễm môi trường B. Tài liệu và phương tiện : - Tranh ảnh, băng hình về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Các thông tin về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên C. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 17/3/2009 Tiết 25 -26 Bài 15 Bảo vệ di sản văn hóa A. Mục tiêu bài học : Học sinh nắm được khái niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể Sự khác nhau giữa văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể Y nghĩa, những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa Thái độ : có ý thức bảo vệ giữ gìn và tôn tạo những di sản văn hóa, ngăn ngừa những hành vi cố ý hay vô tình xâm phạm đến di sản văn hóa Tuyên truyền cho mọi người tham gia bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa B. Tài liệu và phương tiện : Tranh ảnh, băng hình về các di sản văn hóa Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hóa C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học 1. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu các biện pháp góp phần bảo vệ môi trường ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên môi trường ? 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học I. Quan sát ảnh : ảnh 1: Di sản van hóa Mỹ sơn Là công trình kiến trúc, phản ánh tư tưởng xã hội van hóa của nhân dân ta thời phong kiến

File đính kèm:

  • docGDCD 7 Tuan 1 tuan 26.doc