I/ Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ và ý nghĩa của nó, bổn phận trách nhiệm của mỗi người.
- Rèn cho HS lòng trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Biết ơn thế hệ đi trước đã làm rạng rỡ gia đình dòng họ.
- Xoá bỏ các tập tục lạc hậu - Bổn phận bản thân.
II/ Các hoạt động dạy học:
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Nguyễn Thị Kim Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Kim Dung Giáo án GDCD 7
Đơn vị: THCS Lê Quí Đôn Tiết: 13
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP
CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
I/ Mục tiêu bài học:
- Giúp HS hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ và ý nghĩa của nó, bổn phận trách nhiệm của mỗi người.
- Rèn cho HS lòng trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Biết ơn thế hệ đi trước đã làm rạng rỡ gia đình dòng họ.
- Xoá bỏ các tập tục lạc hậu - Bổn phận bản thân.
II/ Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Theo em, những gia đình sau ảnh hưởng
đến con cái như thế nào ?
+ Gia đình bị tan vỡ
+ Gia đình giàu có
+ Gia đình nghèo
+ Gia đình có chức, có quyền
+ Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
- GV: Giới thiệu ảnh trong Sgk
+ Bức ảnh trên nói lên điều gì ?
- HS: Suy nghĩ, trả lời
- GV: Nhận xét --> chuyển ý giới thiệu bài
* Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện đọc
- GV: Cho HS đọc diễn cảm truyện đọc
- HS: Đọc diễn cảm
- GV: Cho học sinh thảo luận nhóm
+ Nhóm 1: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình thể hiện qua chi tiết nào ?
+ Nhóm 2: Kết quả tốt đẹp mà gia đình đó đạt được là gì ?
+ Nhóm 3: Những việc làm nào chứng tỏ nhân vật “ tôi ” đã giữ vững truyền thống tốt đẹp của gia đình ?
- GV: cho từng nhóm trình bày
- HS: Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
- GV: Nhận xét, đánh giá các nhóm => kết luận
- GV: Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì ?
I/ Truyện đọc:
1) Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó
- Hai bàn tay ... cuốc đất
- Bất kể ... trận địa
- Đấu tranh quyết liệt
- Kiên trì, bền bỉ
2) Biến quả đồi thành trang trại ... kiểu mẫu
3) Sự nghiệp ... bé nhỏ
- Mẹ tôi cho tôi ... đẻ trứng
- Số tiền ... báo
=> Đó là giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
=> Kết luận: Sự lao động mệt mỏi của thành viên trong truyện nói riêng và nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để
- HS: Suy nghĩ, trả lời
- GV: Kết luận
* Hoạt động 4: Liên hệ
- GV: Em hãy kể lại những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình
- HS: Phát biểu ý kiến ( GV ghi tóm tắt ở bảng )
- GV: Có phải tất cả các truyền thống đều phải giữ gìn, phát huy ?
Khi nói về truyền thống của gia đình mình, của dòng họ mình em có cảm xúc gì ?
* Hoạt động 5: Củng cố và luyện tập
- GV:
+ Em hiểu thế nào là giữ gìn ... dòng họ ?
+ Ý nghĩa của việc giữ gìn ... dòng họ ?
+ Bổn phận trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn ... dòng họ ?
- HS: Làm các bài tập trong Sgk
chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại
hay trông chờ người khác mà phải đi lên bằng chính sức lao động của mình.
II/ Bài học:
1) Thế nào là giữ gìn ... dòng họ ?
( Sgk )
2) Ý nghĩa:
Có kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc
3) Bổn phận, trách nhiệm của mỗi người
- Tôn trọng, tự hào, phát huy
- Sống trong sạch, lương thiện không làm tổn hại đến thanh danh gia đình
* Hoạt động 6: Dặn dò
- Sưu tầm truyền thống quê hương mình
- Xem trước bài “ Tự tin ”
Người soạn: Nguyễn Thị Kim Dung Giáo án GDCD 7
Đơn vị: THCS Lê Quí Đôn Tiết: 14
TỰ TIN
I/ Mục tiêu bài học:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tự tin? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống .Hiểu cách rèn luyện
để trở thành người có tính tự tin.
- Thái độ tin tưởng vào bản thân, có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
- Kính trọng những người có tính tự tin.
- Học sinh thể hiện tính tự tin trong học tập , trong công việc .
II/ Phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề .
- Thảo luận nhóm.
- Giao nhiệm vụ cá nhân .
III/ Tài liệu & phương tiện:
_Tranh ảnh.
_ Bài tập.
_ Ca dao tục ngữ.
IV/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy và trò:
Nội dung cần đạt:
*Hoạt động 1: Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
_ Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài
_Giáo viên : Hãy giải thích ý nghĩa của hai câu tục ngữ : “chớ thấy sóng cả mà ... tay chèo”,
“có cứng mới đứng đầu gió”.
_Học sinh : ( khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn , thử thách , không nản lòng chùn bước, nhờ có lòng tự tin & quyết tâm con người mới đương đầu với khó khăn thử thách).
- Giáo viên : khẳng định => dẫn đến bài học.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện
- Gọi học sinh đọc truyện .
- Chia ba nhóm thảo luận về ba nội dung trong sach giáo khoa.
+ Bạn Hà học tiếng anh trong điều kiện hoàn cảnh như thế nào?
I) Truyện đọc : Trịnh Hải và chuyến du học Xing-ga-po.
+ Điều kiện hoàn cảnh:
- Góc học tập ... ban công, giá sách không lớn, máy cũ kĩ
- Chỉ học Sgk + sách nâng cao, chương trình ti vi
- Cùng anh trai nói chuyện ... ngoài
+ Bạn Hà được đi nước ngoài là nhờ đâu?
+ Bạn Hà có những biểu hiện tự tin như thế nào?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế:
+ Nhóm 1&2: nêu một việc làm mà bạn trong nhóm em đã hoạt động một cách tự tin?
+ Nhóm 3&4 : kể một việc làm thiếu tự tin nên không hoàn thành công việc?
- Học sinh cử đại diện của nhóm lên trình bày.
- Giáo viên nhận xét và rút ra kết luận.
* Hoạt động 4: Bài học
_ Dựa trên nội dung câu chuyện và thảo luận , em cho biết tư tin là gì?
_Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống ?
_ Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào?
+ Do:
- là học sinh giỏi toàn diện
- Nói tếng Anh thông thạo
- Vượt qua kì thi tuyển chọn
- Chủ động, tự tin
+ Biểu hiện tự tin:
- Tin tưởng vào khả năng cuả mình
- Tự học
- Là người ham học
* Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối
II/ Bài học:
1) Tự tin là: tin tưởng vào khả năng của bản thân . Chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn . Không hoang man, dao động. Hành động cương quyết, dám nghĩ dám làm.
2) Ý nghĩa: ( Sgk )
3) Rèn luyện tính tự tin bằng cách:
- Chủ động, tự giác trong học tập và các hoạt động tập thể.
- Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
* Hoạt động 5: Luyện tập củng cố + dặn dò
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập b/34
- Ôn tập dần để kiểm tra HKI.
File đính kèm:
- GIAOAN CD7.doc