I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
- Biết được lí do vì sao phải tôn sư trọng đạo.
2/ Kĩ năng:
Học sinh biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3/ Thái độ:
- Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, tranh ảnh, bảng phụ, tục ngữ, ca dao , danh ngôn về tôn sư trọng đạo.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu truyện theo câu hỏi SGK, câu chuyện, tấm gương, bài hát về tôn sư trọng đạo.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp: (1)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5)
Câu hỏi :
- Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
- Em hãy kể về những tấm gương đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “Lá lành đùm lá rách”
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 6: Tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 7 Ngày soạn :
Bài dạy:
Bài 6 : TÔN SƯ TRọNG ĐạO
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
- Biết được lí do vì sao phải tôn sư trọng đạo.
2/ Kĩ năng:
Học sinh biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
3/ Thái độ:
- Học sinh có thái độ biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn đối với thầy cô giáo.
II/ Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, tranh ảnh, bảng phụ, tục ngữ, ca dao , danh ngôn về tôn sư trọng đạo.
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu truyện theo câu hỏi SGK, câu chuyện, tấm gương, bài hát về tôn sư trọng đạo.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ ổn định tình hình lớp: (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi :
- Em hiểu thế nào là yêu thương con người?
- Em hãy kể về những tấm gương đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “Lá lành đùm lá rách”
Dự kiến phương án trả lời:
- Yêu thương con người là:
+ Quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác,....
+ Là truyền thống quí báu của dân tộc, cần được phát huy và giữ gìn.
+ Biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quí và kính trọng.
- Học sinh nêu.
3/ Giảng bài mới:
- Giới thiệu bài: (1’)
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thóng quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay, là biểu hiện lòng biết ơn sâu sắc với những người đẫ có công dạy dỗ ta nên người.Vậy tôn sư trọng đạo là gì? Có biểu hiện ra sao? Có ý nghĩa như thế nào? Để tìm hiểu chúng ta sang bài 6: Tôn sư trọng đạo.
- Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15’
10’
10’
Hoạt động 1 :
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
- Gọi học sinh đọc truyện: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
? Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có điều gì đặc biệt về thời gian?
- Gọi học sinh nhận xét.
? Em hãy tìm những chi tiết chứng tõ tình cảm và lòng kính trọng của học sinh lớp 7A đối với thầy Bình?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
? Chi tiết từng học sinh kể lại những kỷ niệm thầy trò đã nói lên điều gì?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét: Họ luôn nhớ về thầy với tấm lòng biết ơn sâu sắc.
? Những việc làm của học sinh lớp 7A thể hiện điều gì?
- Nhận xét, bổ sung: Đó là việc làm thể hiện truyền thống quí báu của dân tộc ta: Tôn sư trọng đạo.
? Em đã làm gì thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo đã dạy em?
- Nhận xét: Việc làm đó của các em chính là biểu hiện của con người sống biết tôn sư trọng đạo.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
? Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo?
- Tôn sư: tôn kính biết ơn những thầy giáo, cô giáo, những người đã dạy mình.
Trọng đạo: coi trọng và làm theo đạo lý tốt đẹp học tập được qua thầy cô.
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Hãy nêu biểu hiện của tôn sư trọng đạo?
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
? Tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào?
? Em hiểu như thế nào câu tục ngữ: Không thầy đố mầy làm nên?
- Nhận xét.
? Trong thời đại ngày nay câu tục ngữ đó còn đúng nưa không?
- Bổ sung: Ngày nay đề cao vai trò của cả thầy và trò. Bên cạnh sự chỉ dạy của thầy trò phải tự mình tìm hiểu, nỗ lực học tập thì mới đạt được kết quả cao.
Hoạt động 3 :
Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố.
- Gọi học sinh đọc, làm bài tập a.
- Yêu cầu học sinh giải thích lí do vì sao.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập c.
- Nhận xét.
*Củng cố:
Tổ chức cho học sinh thi hát bài hát về thầy cô giáo.
- Nhận xét, kết luận: Chúng ta khôn lớn là nhờ vào sự chăm sóc, dạy dỗ của bố mẹ, thầy cô giáo. Thầy cô giáo giúp chúng ta về trí tuệ, giúp ta đạo làm ngưòi. Do đó chúng ta phải làm tròn nhiệm vụ của mình.
Hoạt động 1 :
Ttìm hiểu truyện đọc: “Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
- Đọc truyện: “ Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
- Xa cách bốn mươi năm.
- Nhận xét.
- Khi thấy đến mọi người đều chạy đến vây quanh thầy, chào hỏi thắm thiết; tặng thầy những bó hoa tươi thắm; thầy trò tay bắt mặt mừng, nhoè lệ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Tình cảm yêu thương thầy, biết ơn những gì thầy đã dạy dỗ; thời gian xa cách vẫn nhớ đến thầy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
Thể hiện truyền thống quí báu của dân tộc ta: Tôn sư trọng đạo.
- Nghe.
- Liên hệ bản thân: Lễ phép với thầy cô giáo, hỏi thăm thầy cô giáo khi ốm đau, tâm sự chân thành với thầy cô giáo, cố gắng học thật giỏi...
- Nghe.
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học.
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Coi trọng và làm theo những điều thầy dạy.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nghe.
- Là truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho quan hệ giữa con người với con người ngày càng gắn bó.
- Vai trò to lớn của người thầy đối với sự phát triển của mỗi cá nhân.
- Nghe.
- Câu tục ngữ chỉ đúng một phần vì bên cạnh vai trò của thầy cần có sự nỗ lực của học sinh.
- Nghe.
Hoạt động 3 :
Luyện tập, củng cố.
- Đọc, làm bài tập a.
+ Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo: (1), (3).
+ Hành vi cần phê phán: (2), (4).
- Giải thích.
- Câu tục ngữ thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
- Nghe.
- Hát các bài hát về thầy cô giáo.
- Nghe, củng cố bài học.ết ơn những gì thầy đã dạy dỗ
ỏi thắm thiết
rong cuôchànhiết ơn và báo cáo với thầy về những công v
I/ Tìm hiểu truyện đọc:
“Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu”
-Tôn kính, biết ơn thầy giáo đã dạy mình.
-Làm theo đạo lý tốt đẹp mà thầy đã dạy.
Tôn sư trọng đạo.
II /Nội dung bài học:
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình) ở mọi nơi, mọi lúc.
- Coi trọng những điều thầy dạy và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quí báu của dân tộc, làm cho quan hẹ của con người trở nên tốt đẹp hơn.
III/ Luyện tập :
- Bài tập a:
+ Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo: (1), (3).
+ Hành vi cần phê phán: (2), (4).
- Bài tập c:
Câu tục ngữ thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy..
mà thầy đato đã dạyàm theo đạo lý tốt đẹp học tập được qua thầy cô.
4/ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(3’)
- Học bài, làm bài tập b trang 20 SGK.
- Chuẩn bị bài 7: Đoàn kết , tương trợ.( Đọc, tìm hiểu truyện đọc SGK; câu chuyện, tục ngữ, ca dao, mỗi tổ xây dựng tình huống về đoàn kết, tương trợ)
IV/Rút kinh nghiệm, bổ sung:
File đính kèm:
- Bai 6.doc