Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 11: Tự tin

I. Mức độ cần đạt

 1.Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin

- Nêu được ý nghĩa của tự tin

 2.Kỹ năng:

- Biết thể hiện tính tự tin trong những công việc cụ thể

* KNS cơ bản:

- Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin.

- Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

- Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin.

 3.Thái độ:

- Tự tin vào bản thân và và không a dua, dao động trong hành động

II.Chuẩn bị

 1. GV: - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập.

 - Hình ảnh nghề truyền thống. Bảng phụ.

 - SGK, sách GV GDCD 7, Chuẩn KTKN

 2. HS : Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4128 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Bài 11: Tự tin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 Ngày soạn: ./ / 2012 TIẾT 14 Ngày dạy: ./ / 2012 BÀI 11 : TỰ TIN I. Mức độ cần đạt 1.Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin - Nêu được ý nghĩa của tự tin 2.Kỹ năng: - Biết thể hiện tính tự tin trong những công việc cụ thể * KNS cơ bản: - Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin. - Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng tự nhận thức bản thân về lòng tự tin. 3.Thái độ: - Tự tin vào bản thân và và không a dua, dao động trong hành động II.Chuẩn bị 1. GV: - Tranh ảnh, tài liệu, băng hình, giấy khổ to, bút dạ, phiếu học tập. - Hình ảnh nghề truyền thống. Bảng phụ. - SGK, sách GV GDCD 7, Chuẩn KTKN 2. HS : Xem truyện đọc ở SGK và nội dung bài học. III. Phương pháp : - Nêu vấn đề, Phân tích, gợi mở, đàm thoại, thảo luận IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Câu 2: Kể những hiểu biết của em về truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình? 3. Bài mới. a. Giới thiệu bài : Cho Hs đọc và giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Có cứng mới đứng đầu gió” +Khuyên chúng ta phải có lòng tự tin trước những khó khăn, thử thách, không nản lòng, chùn bước. + Nhờ có lòng tự tin và quyết tâm thì con người mới có khả năng và dám đương đầu với khó khăn và thử thách GV : Như vậy lòng tự tin sẽ giúp con người có thêm sức mạnh và nghị lực để làm nên sự nghiệp lớn. Vậy tự tin để làm gì ? Phải rèn luyện tính tự tin như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b.Triển khai bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng * Hoạt động 1 Tìm hiểu nội dung bài học 1. Phân tích truyện đọc - tìm hiểu thế nào là tự tin + Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện: “ Trịnh Hải Hà và chuyến du học Singapo”. + KN tư duy, nhận thức bản thân về lòng tự in – KT động não, PP thảo luận - GV cho HS đọc. ? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh ntn? ? Do đâu bạn Hà được tuyển đi du học nước ngoài ? ? Em hãy nêu biểu hiện của sự tự tin ở Hà  ? - Hs dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung kiến thức SGK để trình bày. - GV kể thêm cho HS một số tình huống về sự tự tin. VD: Chuyện “ Hai bàn tay” – Tình huống GDCD – tr 31. ? Vậy em hiểu tự tin là gì? ? Thế nào là người tự tin? ? Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện sự tự tin? * Chuyển ý -Tìm hiểu những biểu hiện và Ý nghĩa của lòng tự tin - Kĩ năng phân tích, so sánh biểu hiện của tự tin và thiếu tự tin. - Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin. + KT thảo luận nhóm - GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận: + Nhóm 1: Kể những việc làm thể hiện tính tự tin của bản thân em? Kết quả? + Nhóm 2: Có những trường hợp nào không tự tin khiến em thất bại ? + Nhóm 3: Tự tin có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân? +Nhóm 4: Nêu tác hại của không tự tin, quyết đoán? - Thời gian thảo luận 3 phút. - Các nhóm trả lời và nhóm khác nhận xét bổ sung. (?) Vậy tự tin có ý nghĩa gì ? (?) Em biết những tấm gương nào tiêu biểu cho sự tự tin ? Giáo viên kể cho học sinh nghe ( truyện đọc SGK/tr66. 67) GV nhận xét và kết luận : Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có sự tự tin con người sẽ trở nên nhở bé và yếu đuối. * Chuyển ý - Giúp HS biết thể hiện tự tin trong những công việc cụ thể. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - KN xác định giá trị ý nghĩa - KT Liên hệ và tự liên hệ - GV đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận: + Nhóm 1: Tự tin khác với tự cao tự đại như thế nào? + Nhóm 2: Tự tin khác với tự ti như thế nào? + Nhóm 3: Tự tin khác với a dua, rụt rè như thế nào? + Nhóm 4: Tự tin có phải là chỉ quyết định công việc một mình, không trông chờ, nhờ vả ai hay không ? Vì sao? - Thời gian thảo luận 3 phút. - Các nhóm trả lời và nhóm khác nhận xét bổ sung. ? Em hãy tìm một số tình huống cần phải có tự tin của HS? ? HS cần rèn luyện như thế nào để được đức tính tự tin ? - GV cho HS đọc nội dung bài học. * Hoạt động 2: Luyện tập + Kĩ năng thực hành có hướng dẫn – KT động não, xử lí tình huống - Yêu cầu học sinh làm bài tập “b” – SGK/34 - GV đưa bảng phụ BTb: + Gọi HS làm. + Lớp nhận xét, bổ sung. HS nghe và thực hiện HS: Đọc truyện + Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ. + Bạn Hà không đi học thêm, chỉ học trong SGK, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi. + Bạn Hà cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. à Bạn là một Hs giỏi toàn diện. + Bạn nói tiếng Anh thành thạo. + Bạn đã vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin + Bạn là người chủ động và tự tin trong học tập. à Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. + Bạn chủ động trong học tập : Tự học. + Bạn là người ham học : Chăm đọc sách, học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình. -HS thực hiện HS nghe và tiếp nhận HS trả lời - VD: Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người; không lúng túng, sợ sệt khi đối mặt với những khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết... HS thực hiện 1.Tự học bài và làm bài. Tự chăm sóc bản thân. Dọn dẹp đồ dùng ngăn nắp. 2.- Biết cách làm nhưng không dám giơ tay xung phong lên bảng làm bài . - Không dám trình bày ý kiến trước lớp - Không tham gia diễn văn nghệ vì ngại đứng trước đám đông . 3.- Tin tưởng vào khả năng của bản thân. - Có sức mạnh vượt qua khó khăn, thử thách. 4. Nhút nhát, rụt rè. Bỏ qua cơ hội tốt. + HS trình bày HS trả lời HS tiếp nhận HS thảo luận 1.Tự cao, tự đại là quá đề cao năng lực của bản thân. 2.Tự ti: Quá hạ thấp mình, không dám tin vào bản thân. 3.Rụt rè a dua là không tin vào chính mình, nghe theo lời người khác, không có chính kiến cá nhân. 4.Tự tin cũng cần phải lắng nghe ý kiến của người khác, để hợp tác với mọi người. HS thực hiện + Tự giải quyết lấy các công việc của mình trong học tập, lao động, trong các hoạt động, trong cuộc sống cá nhân. + Khi gặp bài khó việc khó, không nản lòng, không chùn bước. + Không phụ thuộc dựa dẫm vào người khác... HS trả lời HS đọc HS quan sát HS thực hiện I. Nội dung bài học : 1. Khái niệm : Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động kiên quyết , dám nghĩ dám làm. 2. Ý nghĩa Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. 3. Rèn luyện lòng tự tin - Chủ động tự giác học tập, tham gia các hoạt động tập thể. - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. II. Luyện tập: 1. Bài tập (b): Đồng ý câu 1, 3, 4, 5, 6, 8 4. Củng cố: ? Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần hợp tác với ai, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Cần có sự hợp tác vì nó giúp ta thêm sức mạnh ? Để có suy nghĩ và hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất và điều kiện gì ? GV chốt : Để tự tin, con người cần kiên trì, tích cực, chủ động học tập, không ngừng vươn lên nâng cao nhận thức và năng lực để có khả năng hành động một cách chắc chắn. 5. Dặn dò - Học bài. Làm các bài tập sách giáo khoa trang 34,35. - Chuẩn bị: Ô tập Học kì I - Xem lại các bài đã học từ tuần 1 đấn tuần 14 V. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgd cd 7 tuan 14.doc