Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS TT- TS

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

- ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể.

2. Kỹ năng:

- Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT .

3. Thái độ:

Có ý nghĩa thường xuyên rèn luyện thân thể giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

II. Tài liệu, phương tiện:

Tranh ảnh, giấy khổ A4, báo sức khoẻ và đời sống.

III. Phương pháp:

 

doc67 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Trường THCS TT- TS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghi ngờ và cứ xông vào khám ? Theo em bà Hoà làm vậy là đúng hay sai? Vì sao. Theo em bà Hoà nên làm ntn? Sai vì mới nghi ngờ mà xông vào là vi phạm pháp luật ? Vì sao việc bà Hoà xông vào khám nhà T là vi phạm pháp luật - Quan sát theo dõi Báo với chính quyền địa phương về việc mất cắp Theo điều 73 HP 1992 và 124 Bộ luật hình sự 1999 Hoạt động 2: II. Nội dung bài học: ? Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở? Quyền này được quy định ở đâu? 1. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. ( GV yêu cầu HS giải thích điều 73HP) Điều 73 HP 1992 ? Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì 2. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Công dân có quyền được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở không có ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trù trường hợp pháp luật cho phép. ? Pháp luật cho phép khám chỗ ở khi nào Khi cần bắt người can tội đang lẫn tránh hay để thu nhập tang vật về tội phạm theo lệnh viết của VKSND hoặc TAND ? Khi khám nhà thì phải làm gì Đọc lệnh khám cho chủ nhà nghe, trước đại diện của UBND xã sở tại và một người láng giềng. ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Chúng ta phải biết tôn trọngchỗ ở của người khác, phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác. Hoạt động 3: IV. Bài tập Bài tập d2: GV đưa học sinh đóng vai tình huống của bài tập Thợ điện: Cháu ơi! Bố mẹ có nhà không An: Thưa chú! Bố mẹ cháu đi vắng ạ Thợ điện: Vậy cháu mở cửa để chú vào kiểm tra đồng hồ điện An: Chú ơi! Chú thông cảm cho cháu ngày mai bố mẹ cháu có nhà chú quay lại kiểm tra đồng hồ điện chú nhé ? Em sẽ làm gì trong tình huống này GV yêu cầu học sinh đọc bài tập d4 Bài tập d4 SGK Em sẽ sang nhà và lấy quần áo cất vào nhà mình. Khi hàng xóm về đem quần áo sang trả và trình bày lí do Hoạt động 4: Củng cố dặn dò Nhắc lại nội dung bài học Làm bài tập còn lại trong SGK Chuẩn bị bài cho tiết sau quyền được .....điện tín Ngày soạn: 01/04/ 2008 Tiết 31 Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu và nắm được nội dung cơ bản của quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của nhà nước ta. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được đâu là những hành vi phạm pháp và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, địên thoại. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. II. Tài liệu. SGK, SGV , GDCD 6. III. Phương pháp - SGK, SGV, GDCD lớp 6, hiến pháp 1992 IV. Phương pháp: Phương pháp thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề V. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: Pháp Luật nước ta quy định ntn về học tập? 3. Giới thiệu bài mới 4. Dạy bài mới. Hoạt động 1 I. Tình huống: Gọi học sinh đóng vai Phượng và Loan trong tình huống SGK => HS đóng vai Nhận xét đúng cách đóng vai ? Theo em Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? Phượng không được đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư của Phượng ? Khi Loan ngần ngừ không đọc thì Phượng đưa ra giải pháp gì đọc xong thư dán lại đưa cho Hiền ? Em có đồng ý với giải pháp đó không? vì sao? => Không vì làm như vậy là dối bạn và vi phạm thư tín ? Nếu là Loan em sẽ làm gì Loan giải thích cho bạn hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa đồng ý. GV giới thiệu điều 73 HP 1992 Hoạt động 2: II. Nội dung bài học: ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật... được quy định ở đâu 1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta. ? Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? 2. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, tin của công dân có nghĩa là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. ? Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật về thư tín, điện thoại, điện tín - Đọc trộm thư người khác. - Thu giữ điện tín, tư của người khác. - Nghe trộm điện thoại.... ? Người vi phạm pháp luật về an toàn, bí mật về thư tín....sẽ bị pháp luật ntn => Đọc điều 125 Bộ luật hình sự SGK 58. ? Nếu thấy người khác vi phạm em sẽ làm gì. - Nhắc nhở họ không được làm như vậy. - Phân tích đó là hành vi vi phạm pháp luật. Hoạt động 3: III. Bài tập: Bài tập b: - Bóc xem trộm thư của người khác. - Nghe lén điện thoại. - Chiếm đoạt thư tín, điện tín của người khác. Bài tập c: Xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính nếu còn vi phạm thì bị phạt, cảnh cáo, phạt tiền từ 1 ->5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Nhắc lại nội dung bài học. - Làm các bài tập còn lại. - Chuẩn bị tiết sau ngoại khoá. Ngày soạn: 07/04/ 2008 Tiết 32+33 Ngoại khoá Chủ đề: truyền thống quê hương I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được truyền thống lịch sử quê hương, càn tham gia tìm hiểu để giữ gìn bảo vệ truyền thống di tích văn hoá, lịch sử. 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng hiểu biết và tham gia giữ gìn truyền thống lịch sử quê hương. 3. Thái độ: - Hiểu biết và tham gia bảo vệ truyền thống di tích lịch sử quê hương. II. Phương tiện tài liệu: SGK, SGV, GĐC 6. - Tranh ảnh, truyện kể, tư liệu địa phương. III. Phương pháp: - Nêu vấn đề đàm thoại. IV. Các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. KTBC: - Trên địa bàn huyện Thiệu Hoá có những di tích lịch sử văn hoá nào tiêu biểu ? ở đâu? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy bài mới: Hoạt động 1: ? Kể tên các di tích ở địa phương ( Thanh Hoá ) mà em biết. HS tự kể: - Lăng Bà Triệu – Hậu Lộc - Đền thờ Lê Lợi – Thọ Xuân - Thành nhà Hồ – Vĩnh Lộc. ? Trong các di tích văn hoá lịch sử đó di tích lịch sử nào tiêu biểu cho truyền thống yêu nước của quê hương. ? Ngôi đền ở chân sông Chu ( Minh Châu ) thờ ai. => HS tìm hiểu qua người già ở địa phương. ? Hiện tại ngôi đền đó được bảo tồn chăm sóc ntn. => Rất tốt. ? Là con người sinh ra trên quê hương Thanh Hoá với nhiều anh hùng dân tộc em có suy nghĩ gì. => Cảm phục tự hào biết ơn thế hệ cha ông. ? Hiện tại có một số người lợi dụng khu di tích để làm lợi riêng hoặc phá hoại làm ô nhiễm môi trường ? Em có thái độ ntn? => Lên án phê phán. ? Địa phương em có nghĩa trang liệt sĩ không? ? Trong nghĩa trang có phần mộ của bao nhiêu liệt sĩ. ? Địa phương em có bà mẹ Việt Nam anh hùng không. ? Vào các ngày 22/12 và 27/7 địa phương em thường làm gì. - Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. - Tặng quà bà mẹ Việt Nam anh hùng. ? Em có tham gia không? Hoạt động 2: GV đưa một số tình huống liên quan đến nội dung bài học biết ơn, tích cực tham gia các hoạt động tập thể , hoạt động xã hội. - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị ôn tập để tiết sau ôn tập – Kiểm tra. Ngày soạn: 22 /04/ 2008 Tiết 34 ôn tập học kỳ ii I. Mục tiêu bài học: - Củng cố, hệ thống hoá lại kiến thức đã học ở kỳ II. - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập tình huống. - Rèn luyện kỹ năng tổng hợp khái quát kiến thức. II. Tài liệu phương tiện - SGK, SGV, GDCD 6 - Bài tập GDCD. - Hiến pháp 1992 III. Phương pháp - Giảng giải, đàm thoại nêu vấn đề, giải quyết vấn đề. IV. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới 4. Dạy bài mới Hoạt động 1: - GV treo bảng phụ ghi nội dung kiến thức một số khái niệm yêu cầu học sinh hoàn thiện. - Từ khái niệm đó củng cố nhắc lại những kiến thức đã học: 1. Công dân nước CHXHCN Việt Nam. 2. Thực hiện trật tự ATGT. 3. Quyền và nghĩa vụ học tập 4. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng. 5. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. 6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Hoạt động 2: GV đưa một số bài tập tình huống, học sinh vận dụng những kiến thức để giải bài tập ( treo bảng phụ ). Hoạt động 3: Củng cố dặn dò - Nhắc lại một số khái niệm - Nhắc nhở học sinh về nhà ôn tập để tiết sau kiểm tra học kỳ II. Ngày soạn: 28/04/ 2008 Tiết 35 Kiểm tra học kỳ ii I. Mục tiêu bài học: - Đánh giá kiến thức của học sinh trong quá trình học. - Học sinh vận dụng kiến thức bộ môn để giải bài tập, làm bài kiển tra. - Rèn luyện thái độ nghiêm túc độc lập khi làm bài. II. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Bài mới A. Đề bài I. Phần trác nghiệm: Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. a. Người đi xe đạp không đi xe .............. Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác. b. Trẻ em dưới 16 tuổi không được .............. Đủ 16 tuổi trở lên ................ 50 cm3.. Câu 2: Vô tình nhặt được thư của bạn đánh rơi em sẽ làm gì ? Khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên ý em cho là đúng. a. Bóc xem rồi huỷ đi. b. Bóc xem rồi dán lại gửi trực tiếp cho bạn và không nói cho ai biết nội dung bức thư như thế nào. c. Bóc xem rồi đem những truyện viết trong thư nóivới người khác. d. Không bóc thư mà đem ngay đến cho bạn. II. Phần tự luận Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì ? Người vi phạm chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? Câu 2: Kể một tấm gương vượt khó vuơn lên trong học tập mà em biết ? B. Đáp án và biểu chấm I. Phần tự luận Câu 1: ( 2 điểm ) a. Dàn hàng ngang lạng lách đánh võng. b. Lái xe gắn máy, được lái xe có dung tích xi lanh dưới... Câu 2: ( 1 điểm ) Khoanh vào ý D II. phần tự luận Câu 1: ( 4 điểm ) - HS nêu được quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Điều 73 Hiến pháp 1992 ( 2 điểm ). - Nêu được xử lí theo bộ luật hình sự 1999 điều 124. Câu 3: ( 3 điểm ) - HS kể được một tấm gương tiêu biểu. Nêu ngắn gọn đủ nội dung. - Thu bài nhận xét buổi học. - Ra một số câu hỏi để học sinh ôn tập trong hè.

File đính kèm:

  • docCD 6- hieu.doc
Giáo án liên quan