A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt đúng sai trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập.
3. Thái độ: HS yêu thích việc học.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Nêu những nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ?.
2. Người đi bộ và đi xe đạp phải tuân theo những nguyên tắc nào khi tham gia giao thông?.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 25 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 25: BÀI 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (T1)
Ngày soạn: 8/3
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu nội dung, ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ học tập.
2. Kĩ năng: HS biết phân biệt đúng sai trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ học tập.
3. Thái độ: HS yêu thích việc học.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật giáo dục.
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Nêu những nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ?.
2. Người đi bộ và đi xe đạp phải tuân theo những nguyên tắc nào khi tham gia giao thông?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút): Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, vậy nội dung đó được thể hiện như thế nào. GV dẫn dắt vào bài.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 8 phút) HD học sinh phân tích truyện đọc sgk.
gv: Gọi HS đọc truyện sgk.
HS thảo luận theo nội dung những câu hỏi sau:
1. Cuộc sống của người dân ở Cô Tô trước đây như thế nào?.
2. Ngày nay Cô Tô có sự thay đổi gì?.
3. Gia đình, nhà trường và xã hội đã có những việc làm gì cho trẻ em ở đây?.
* HĐ2: ( 8 phút) tìm hiểu sự cần thiết của việc học.
Gv: Vì sao chúng ta phải học tập?.
Gv: Nếu không học những nguy cơ gì có thể xảy ra?.
* HĐ3:(10 phút) Tìm hiểu những quy định về quyền và nghĩa vụ học tập .
Gv: Nêu tình huống cho Hs thảo luận:
ND: An và khoa tranh luận với nhau.
An nói, học tập là quyền của mình , muốn học hay không là quyền của mỗi người không ai được ép buộc mình học.
- Khoa nói, tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào cả vì toàn là các bạn nghèo, quê ơi là quê. Chúng nó phải học ở các lớp riêng hoặc không được đi học mới đúng.
Em hãy nêu suy nghĩ của mìnhvề ý kiến của An và Khoa?.
Gv: Theo em những ai có quyền học tập?.
Gv: Hãy kể các hình thức học tập mà em biết?
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở SGK.
Gv: Công dân phải có những nghĩa vụ gì trong học tập?.
* HĐ4:( 6 phút) Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/42.
1. Vì sao phải học tập?.
- Việc học đối với mỗi người là vô cùng quan trọng.
- Học để có kiến thức, hiểu biết, được phát triển toàn diện.
- Học để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2. Quyền và nghĩa vụ học tập
a. Quyền học tập:
- Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi.
- được học bằng nhiều hình thức.
- Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình.
b. Nghĩa vụ học tập:
- CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS.
- Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập.
IV. Cũng cố: ( 2 phút)
Nêu nội dung về quyền và nghĩa vụ học tập của CD?.
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài, làm các bài tập còn lại.
- Xem trước nội dung còn lại của bài.
File đính kèm:
- GIAO AN GDCD LOP 6 Tiet 25.doc