I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường.
2) Thái độ : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.
3) Kỹ năng : Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá ha hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6.
- Luật GTĐB 2001, Biển báo giao thông.
- Bảng thống kê số liệu về tình hình TNGT.
- Tranh ảnh, băng hình các vụ TNGT và các tình huống đi đường.
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 23 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
23
23
Bài 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân chính của các vụ tai nạn giao thông. Tầm quan trọng của TTATGT. Hiểu những qui định cần thiết về luật GTĐB. Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành luật lệ ATGT và các biện pháp đảm bảo ATGT khi đi đường.
2) Thái độ : HS có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT, ủng hộ những việc làm về TTATGT và phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.
3) Kỹ năng : Nhận biết một số dấu hiệu chỉ dẫn GT thông dụng và biết xử lý những tình huống đi đường thường gặp. Biết đánh giá ha hành vi đúng hay sai của người khác vế thực hiện TTATGT. Thực hiện nghiêm chỉnh TTATGT.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6.
- Luật GTĐB 2001, Biển báo giao thông.
- Bảng thống kê số liệu về tình hình TNGT.
- Tranh ảnh, băng hình các vụ TNGT và các tình huống đi đường.
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Em hãy nêu một số quyền và nghĩa vụ CD, các quyền và bổn phận của trẻ em vào bảng sau: (Chuẩn bị trước bảng phụ)
QUYỀN
NGHĨA VỤ
CÔNG DÂN
TRẺ EM
CÔNG DÂN
TRẺ EM
- Theo em, HS cần rèn luyện những gì để trở thành CD có ích cho đất nước?
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2’)
- GV: Như các em đã biết, GTVT là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao cuộc sống của mọi người . GT có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Vậy có những loại đường GT nào?
- HS: Trả lời
- GV: Có rất nhiều loại đường GT. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu TTATGTĐB.
Ghi tên bài học lên bảng.
b) Giáng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10’
8’
10’
8’
HĐ1: HDHS tìm hiểu tình hình TNGT hiện nay
- Treo lên bảng Bảng thống kê tình hình TNGT qua 1 số năm từ năm 2000 đến năm 2004.
- Cho HS quan sát số liệu 8 tháng đầu năm 2002.
? Qua số liệu trên, em có nhận xét gì về tình hình TNGT?
* Chốt lại: Như vậy TNGT ngày càng gia tăng, nhiều vụ nghiêm trọng đã xảy ra, trở thành mối quan tâm lo lắng của từng gia đình, của toàn xã hội.
- Tiếp tục cho HS quan sát tranh ảnh về các vụ TNGT:
Hỏi: 1. Em có suy nghĩ gì khi xem các hình ảnh đó?
2. TNGT đã để lại hậu quả gì?
* Chốt lại: Hậu quả của TNGT rất là lớn. UBATGT của tổ chức y tế thế giới đã cảnh báo: Hiện nay, TNGT là nguyên nhân thứ 9 gây tử vong cho nhân loại trên toàn thế giới. Trong 20 năm tới sẽ trở thành nguyên nhân thứ 3 (Báo An ninh thủ đô số 856 ngày 31-5-2002). Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông, các em tiếp tục tìm hiểu.
HĐ2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến TNGT
- Cho HS quan sát hình ảnh, xem băng hình.
Hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn đến TNGT?
- Nhận xét, bổ sung:
Hỏi: Trong số những nguyên trên, nguyên nhân nào là phổ biến?
Hỏi: Chúng ta cần có những biện pháp nào để tránh TNGT, đảm bảo an toàn khi đi đường?
HĐ3: HDHS tìm hiểu hệ thống biển báo hiệu GT.
- Cho HS quan sát tranh
+ Giải thích hiệu lệnh của người điều khiển gíao thông: chiến sĩ CSGT có dùng tay, gậy chỉ đường, còi để điều khiển
- Tiếp tục cho HS quan sát cột đèn tín hiệu
+ Cho 1 số em đóng vai là một tuyên truyền viên giới thiệu về tín hiệu đèn GT.
+ Treo tranh 3 loại biển báo GT thông dụng, Hỏi:
1. Khi nhìn vào hệ thống biển báo này, điều gì giúp em nhận biết từng loại biển báo?
2. Em hãy mô tả và nêu ý nghĩa từng loại biển báo?
- Giới thiệu thêm:
HĐ4: Củng cố bài bằng bằng hình thức tổ chức trò chơi: Phân loại biển báo GT.
- Hình thức chơi:
+ Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ chọn 3 HS tham gia.
+ Mỗi HS lấy 3 biển gắn vào bảng phân loại: Bạn thứ nhất gắn vào đúng vị trí xong đến bạn thứ hai và cứ như vậy đến bạn cuối cùng.
+ Thời gian: 2 phút
+ GV: Làm giám khảo
* Biểu điểm: Gần đúng: 10 điểm
+ Sai một biển: –1 điểm
+ Thiếu 1 biển: -1 điểm
- Tổng kết trò chơi: Tuyên dương các đội thắng.
- Giới thiệu điều 10 – Luật GTĐB (ý nghĩa của các loại biển báo)
- Quan sát bảng thống kê
- Nhận xét: Tai nạn GT ngày càng gia tăng.
- Trả lời:
1. Lo lắng về các vụ TNGT ngày càng gia tăng. Sợ TNGT, có người mất đi cuộc sống, có người mất sức lao động, để lại di chứng suốt cả cuộc đời.
2. Hậu quả: Thiệt hại về tài sản và tính mạng con người (chết, tàn tật, mất sức lao động)
- Trả lời:
* Nguyên nhân:
+ Hệ thống đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu đi lại của nhân dân.
+ Phương tiện cơ giới và thô sơ tăng nhanh.
+ Dân số tăng nhanh.
+ Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT.
* Nguyên nhân phổ biến là: Người tham gia GT thiếu hiểu biết về luật GTĐB, chưa tự giác chấp hành luật lệ GT.
* Nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ GT, đặc biệt là hệ thống biển báo hiệu GT.
- Giới thiệu tín hiệu đường GT:
+ Đèn đỏ: Các phương tiện tham gia GT phải dừng lại trước vạch cấm.
+ Đèn vàng: Các phương tiện tham gia GT đã vượt qua vạch cấm được phép đi tiếp.
+ Đèn xanh: Được đi
- Trả lời:
1. Hình dạng, màu sắc, hình vẽ.
2. + Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm (Gồm có 35 kiểu: từ 101-135)
+ Biển báo nguy hiểm: HÌnh tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen nhằm báo trước các tính chất nguy hiểmtrên đường để người tham gia GT có biện pháp ngăn ngừa, xử trí.
(Gồm có 39 kiểu: từ 201-239)
+ Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành
(Gồm có 7 kiểu: từ 301-307)
+ Biển chỉ dẫn: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông (trừ biển số 415), nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết.
(Gồm có 44 kiểu: từ 401-444)
+ Biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông để thuyết minhbổ sung các loại biển báo cấm, nguy hiểm, hiệu lệnh và chỉ dẫn.
(Gồm có 9 kiểu: từ 501-509)
- Làm thư ký
- Các đội thực hiện trò chơi
4) DẶN DÒ : 1’
Làm bài tập b,d SGK
Sưu tầm tranh ảnh về các trường hợp vi phạm TTATGT của người đi bộ, đi xe đạp.
File đính kèm:
- CD6.T23.doc