I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hiểu công dân là gì?
- Căn cứ để xác định công dân của một nước.
- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2/. Kĩ năng:
- Phân biệt công dân nước ta và công dân nước khác.
3/. Thái độ:
- Tự hào là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Luật Quốc tịch (1988 – điều 4).
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Bảng phụ, bút dạ.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc tình huống, soạn gợi ý a, b, c, d
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 21 - Bài dạy: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21 Tiết : 21
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hiểu công dân là gì?
Căn cứ để xác định công dân của một nước.
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
2/. Kĩ năng:
Phân biệt công dân nước ta và công dân nước khác.
3/. Thái độ:
Tự hào là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Luật Quốc tịch (1988 – điều 4).
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Bảng phụ, bút dạ.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
- Đọc tình huống, soạn gợi ý a, b, c, d
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu cách ứng xử của em trong TH sau: Em thấy một bạn nơi em ở chưa biết chữ
Dự kiến trả lời
Vận động gia đình đưa trẻ đến trường, thực hiện nghĩa vụ “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”
Động viên bạn nên đi học – qua việc kể chuyện.
Hướng dẫn bạn đọc, viết
3/. Giảng bài mới:
a/. Giới thiệu chủ đề bài học:
chúng ta có phải là công dân của nước CHXHCNVN không? Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta tìm hiểu §13. Các em mở vở ra ghi bài.
b/. Tiến trình:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
12’
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm, khai thác tình huống => hình thành khái niệm.
Gv cho hs đọc tình huống SGK.
GV chia lớp thành 4 tổ, yêu cầu HS thảo luận nhóm, nội dung:
Theo em bạn Alia nói như vậy có đúng không? Vì sao?
Gv chốt lại => chuẩn kiến thức.
H: Từ tình huống trên, em hiểu công dân là gì?
Gv nhận xét, rút ra kết luận => ghi bài.
Hs đọc.
Hs thảo luận nhóm.
Thời gian 3’
Cách thức: thư kí nhóm ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm => hết thời gian gắn lên bảng.
Alia là công dân Việt Nam
Vì có Bố là người Việt Nam.
Hs trao đổi và phát biểu ý kiến.
1/. Khái niệm:
Công dân là người dân của một nước
16’
Hoạt động 2: Tìm hiểu căn cứ để xác định công dân của một nước
Gv treo bảng phụ ghi sẵn điều kiện để có quốc tịch Việt Nam:
Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền có quốc tịch Việt Nam.
Đối với công dân người nước ngoài và người không có quốc tịch:
Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng việt, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện tuân theo PL VN
Là người có công lao đóng góp, xây dựng, bảo vệ TQVN
Là vợ, chồng, con, bố mẹ (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam.
Đối với trẻ em:
Trẻ em có cha mẹ là người Việt Nam.
Trẻ em sinh ra ở Việt Nam và xin thường trú tại Việt Nam.
Trẻ em có cha hoặc mẹ là người Việt Nam.
Trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.
Gv cho hs áp dụng làm bài tập b SGK
Gv nhận xét, chốt vấn đề:
Hoa có thể là công dân Việt Nam nếu bố mẹ Hoa nhập quốc tịch Hoa ở Việt Nam.
Từ tình huống trên, em hãy cho biết căn cứ để xác định công dân của một nước?
Là công dân Việt Nam phải hội đủ điều kiện gì?
Gv chốt lại ghi bài.
Gv yêu cầu hs đọc điều 4, 16 và 19 luật quốc tịch.
Gv giải đáp thắc mắc
Hs đọc, cả lớp chú ý lắng nghe
Gọi hs đọc bài tập b SGK trang 36.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Hs xung phong giải bài tập.
Hs cả lớp bổ sung.
Hs trả lời: Quốc tịch
Hs trả lời: là người có quốc tịch Việt Nam
Hs đọc.
Hs cả lớp lắng nghe => nêu thắc mắc.
2/. Căn cứ để xác định công dân của một nước:
Quốc tịch
10’
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
Gv treo bảng phụ ghi sẵn bài tập: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý mà em cho là đúng;
Công dân Việt Nam là:
Người Việt Nam định cự và nhập quốc tịch nước ngoài.
Các dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam.
Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
Người nước ngoài sang công tác tại Việt Nam.
Người Việt Nam dười 18 tuổi.
Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam.
Người Pháp gốc Việt.
Người Việt gốc Thái.
Người bị tước quốc tịch Việt Nam.
Trẻ em lang thang được nhà nước VN nuôi dưỡng.
GV ghi điểm cho những hs có kết quả chính xác
CN nhận xét, bổ sung kết luận đáp án đúng
Đáp án: B, C, E, I, J
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn bài.
+ Làm hết bài tập d SGK trang 36
+ Xem trước nội dung bài học còn lại tiết sau học tiếp.
- Đọc truyện cô gái vàng của thể thao Việt Nam => soạn gợi ý SGK.
- Chuẩn bị phiếu học tập, bảng nhóm
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 21.doc