I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
- Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2/. Kĩ năng:
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
- Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3/. Thái độ:
- Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
- Các tình huống.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 20 - Bài dạy: Công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 Tiết : 20
Ngày soạn : Ngày dạy :
Bài dạy: CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM (tt)
I/. Mục tiêu:
1/. Kiến thức:
Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2/. Kĩ năng:
Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3/. Thái độ:
Biết ơn những người chăm sóc, dạy dỗ đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II/. Chuẩn bị:
1/. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ.
- Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
- Các tình huống.
2/. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.
III/. Tiến trình tiết dạy:
1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’)
2/. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Em hãy nêu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước LHQ?
=> Dự kiến trả lời
Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em:
3/. Giảng bài mới:
a/. Giới thiệu chủ đề bài học:
Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em, những quyền đó có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Để hiểu rõ nội dung này, chúng ta tiếp tục bài học hôm nay.
b/. Tiến trình:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
16’
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm giải quyết tình huống => rút ý nghĩa.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn tình huống => yêu cầu hs thảo luận nhóm: “Bà A ở Nam Định vì ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập, làm nhục con riêng của chồng và không cho đi học. Thấy vậy Hội phụ huynh địa phương đã đến can thiệp nhiều lần nhưng bà A vẫn không thay đổi nên đã lập hồ sơ đưa bà A ra kiểm điểm và kí cam kết chấm dứt hiện tượng này.”
a/. Hãy nhận xét hành vi ứng xử của bà A trong tình huống/ Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?
b/. Việc làm của hội Phụ nữ địa phương có gì đáng quí? Qua đó em thấy trách nhiệm của nhà nước đối với công ước về quyền trẻ em như thế nào?
GV kết luận, chốt lại ý kiến đúng => ghi bài.
Giới thiệu điều 24, 28, 37 công ước.
(ghi bảng nhóm gắn lên bảng)
Hs đọc tình huống.
Hs thảo luận nhóm:
Thời gian 5’
Cách thức: Các nhóm cử thư kí nhóm ghi nội dung thống nhất lên bảng nhóm. Hết thời gian gắn lên bảng:
Bà A vi phạm quyền trẻ em.
Em sẽ lên án, can thiệp kịp thời những hành vi vi phạm đó.
Việc làm của hội phụ nữ địa phương thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng đối với trẻ em.
Nhà nước quan tâm, đảm bảo quyền trẻ em và trừng phạt nghiêm khắc hành vi vi phạm.
Gọi đọc điều 28, 24, 37.
2/. Ý nghĩa:
Công ước thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng đối với trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ.
12’
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống => Bổn phận của trẻ em .
Gv treo bảng phụ ghi sẵn hai bài tập d, đ.
Gv yêu cầu hs giải quyết tình huống.
H: Các quyền trẻ em cần thiết như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu quyền trẻ em không được thực hiện?
H: Là trẻ em chúng ta phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?
Gv chốt lại, ghi bài.
Hs đọc đề bài tập
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Hs thảo luận nhóm.
Hs trả lời:
Cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ.
Còi xương, suy dinh dưỡng, không được đi học, bị bóc lột sức lao động, sống lang thang cơ nhỡ, không có chổ ổn định
Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ mình và tôn trọng quyền của người khác, thực hiện tốt bổn phận của mình.
3/. Trách nhiệm của trẻ em:
Biết bảo vệ quyền của mình.
Tôn trọng quyền của người khác.
Thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.
10’
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố .
Gv cho hs một kịch bản để tự đóng vai và giải quyết tình huống, dựa vào bài tập 2.
Tình huống: Một hôm, cô giáo dạy Ngữ Văn gọi Hòa lên bảng kiểm tra bài, Hòa không thuộc bài. Cô giáo hỏi: “Em có biết vì sao cô gọi em lên bảng không?”.
Hòa trả lời: “Vì tiết hôm trước em đã tự ý bỏ học đi chơi”.
Gv cho hs nhập vai để giải quyết tình huống.
Gv nhận xét => bổ sung => ghi điểm cho những bạn nhập vai tốt và giải quyết tình huống hay.
Gv treo bảng phụ ghi sẵn bài tập g.
CN nhận xét => bổ sung => ghi điểm cho những hs có phần giải quyết bài tập tốt
Hs thảo luận nhóm nhanh (2’).
Hs phân vai thực hiện.
Hs nhận xét hành vi của các nhân vật trong tình huống.
Hs đọc đề bài tập.
Hs xác định yêu cầu bài tập.
Tự hs tự liên hệ bản thân (trình bày trung thực)
4/. Dặn dò: (1’)
+ Về nhà ôn bài.
+ Làm hết bài tập e mục 1, 2
+ Xem trước bài 13.
+ Đọc tình huống 1, soạn gợi ý 1 SGK trang 33.
IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Tiet 20.doc