I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hiệp quốc. Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2) Thái độ : HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3) Kỹ năng : Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Tranh về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
- Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 6
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 20 - Bài 12: Công ước liên hiệp¬ quốc về quyền trẻ em (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
20
20
Bài 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HIỆP¬ QUỐC
VỀ QUYỀN TRẺ EM (tt)
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: Giúp HS hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hiệp quốc. Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
2) Thái độ : HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3) Kỹ năng : Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em. HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình. Tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành động vi phạm quyền trẻ em.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6. Tranh về hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
- Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 6
- Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
Kiểm tra bài cũ: (5’)
Ghi nội dung 2 bài tập a,b SGK lên bảng phụ để kiểm tra.
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
Tiết trước các em đã tìm hiểu về Công ước LHQ về quyền trẻ em và ý nghĩa của quyền và bổn phận của trẻ em. Hôm nay chúng tiếp tục tìm hiểu phần còn lại của bài 12.
Ghi bài học lên bảng.
Giảng bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
10’
13’
13’
HĐ1: HDHS tìm hiểu nội dung bài học
- Gọi HS đọc phần Nội dung bài học
- HDHS tóm tắt Nội dung bài học, ghi bảng kiến thức cơ bản.
HĐ2: HDHS làm bài tập
- Nêu bài tập 1 ghi sẵn lên bảng phụ treo lên bảng cho HS theo dõi.
- Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng.
- Lựa chonï ý kiến đúng và kết luận:
1. Người lớn đã vi phạm quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển và quyền tham gia mà đúng ra Hòa phải được hưởng.
2. Những nguy cơ sẽ xảy ra với Hòa: Cuộc sống lang thang sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hòa có thể bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, trộm cắp
- Gọi HS đọc truyện: “Vào tù vì ngược đãi trẻ em” (Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 6)
+ Định hướng cho HS trao đổi
+ Chốt lại :
* Bà Thanh đã có hành vi: Bắt giam người trái phép và vi phạm quyền bảo vệ.
* Bà Thanh bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc (6 tháng tù giam).
HĐ3: Tổ chức trò chơi đóng vai
đọc truyện: “Vào tù vì ngược đãi trẻ em” (Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 6)
- Phân lớp thành 4 nhóm
+ Nhóm 1-2: Đóng vai tình huống d (SGK trang 32)
+ Nhóm 3-4 đóng vai tình huống đ (SGK trang 32)
- Nhận xét, đánh giá biểu dương các nhóm đã thực hiện tốt phần ứng xử.
* Tổng kết bài học: Nêu mục tiêu cần đạt đạt của bài học.
- Đọc phần nội dung bài học
- Tóm tắt Nội dung bài học
- Ghi vào vở nội dung kiến thức cơ bản.
Bài tập 1: Phân tích tình huống để tìm hiểu ý nghĩa quyền trẻ em:
Hòa là em trai 11 tuổi. Cha mẹ làm nghề chài lưới và đã chết vì một tai nạn bất ngờ trên biển. Hòa có hai người thân là cô và chú ruột nhưng không ai chịu nhận nuôi em vì họ thays em bị bại liệt, không giúp gì cho họ được. Hòa phải bỏ nhà đi lang thang, xin ăn để kiếm sống.
Hỏi: 1. Người lớn đã vi phạm quyền gì của trẻ em mà đúng ra Hòa phải được hưởng?
2. Những nguy cơ gì sẽ xảy ra với Hòa trong cuộc sỗng lang thang?
- Phát biểu ý kiến
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Em hãy đọc truyện: “Vào tù vì ngược đãi trẻ em” (Câu chuyện và tình huống pháp luật lớp 6)
? Bà Thanh đã có hành vi như thế nào đối với Tuấn và đã vi phạm quyền gì của trẻ em?
? Bà Thanh đã bị pháp luật xử lý như thế nào?
- Trao đổi thảo luận
- Nhận xét, bổ sung
- Về vị trí, phân vai diễn
- Các nhóm trinh bày
- Cả lớp nhận xét cách ứng xử của các nhóm.
- Các quyền cơ bản của trẻ em:
+ Quyền sống còn
+ Quyền bảo vệ
+ Quyền phát triển
+ Quyền tham gia
- Mọi hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.
- Mỗi trẻ em cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.
4) DẶN DÒ : 1’
Học Nội dung bài học và làm các bài tập còn lại ở SGK
Sưu tầm những mẩu chuyện xâm phạm đến quyền trẻ em.
Chuẩn bị bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG
File đính kèm:
- CD6.T20.doc