I.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1. Kiến thức: Nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc và
ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em
2. Kĩ năng:Biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình, thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: Tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc, dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Phương pháp:
Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sấm vai.
III. Chuẩn bị
- Gv: Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
- Hs: Chuẩn bị bài , sgk
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiết 20, 21: Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20-21 Ngày dạy:
Tiết 20-21
BÀI 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC
VỀ QUYỀN TRẺ EM
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1. Kiến thức: Nắm được các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước Liên Hợp Quốc và
ý nghĩa của công ước LHQ đối với sự phát triển của trẻ em
2. Kĩ năng:Biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền tre em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em, biết tự bảo vệ quyền của mình, thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình, tham gia ngăn chặn những việc làm vi phạm quyền trẻ em.
3. Thái độ: Tự hào là tương lai của dân tộc, biết ơn những người đã chăm sóc, dạy giỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
II. Phương pháp:
Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sấm vai...
III. Chuẩn bị
- Gv: Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
- Hs: Chuẩn bị bài , sgk
IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Trước thực tế của xã hội loài người ( một số người đã lợi dụng trẻ em, đối xử thô bạo, không công bằng với trẻ em...) năm 1989 LHQ đã ban hành công ước về quyền trẻ em. Vậy nội dung công ước đó như thế nào?. Gv dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc sgk
GV: Gọi Hs đọc truyện "Tết ở làng trẻ em SOS Hà Nội"
GV: Tết ở làng trẻ em SOS hà Nội diễn ra ntn?. Có gì khác thường?.
GV: Em có nhận xét gì về cuộc sống của trẻ em ở làng SOS Hà Nội?.
Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về công ước LHQ.
GV: cho HS quan sát trên màn hình máy chiếu:
- Công ước về quyền trẻ em được hội đồng LHQ thông qua ngày 20/11/1989. VN kí công ước vào ngày 26/1/1990. là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn công ước 20/2/1990. Công ước có hiệu lực từ ngày 2/9/1990. Sau đó nhà nước ta đã ban hành luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em VN vào ngày 12/8/1991. đến năm 1999, công ước về quyền trẻ em có 191 quốc gia là thành viên.
Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần( 54 điều)
GV: Công ước LHQ ra đời vào năm nào?. Do ai ban hành?.
GV: Cho hs quan sát tranh và yêu cầu Hs nêu và phân biệt 4 nhóm quyền.
GV: Em hãy kể tên một số tổ chức chăm sóc giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết ?
HS: Tìm hiểu trình bày trước lớp
HS: Bổ sung
Hoạt động 3: luyện tập
GV: cho hs đọc tình huống 1,2 (sách bài tập tình huống)
GV: HD học sinh làm bài tập a sgk
GV: Treo bảng phụ hs lên điền vào bảng phụ
Tiết 2
1. Hãy nêu các nhóm quyền của trẻ em theo công ước LHQ?. Em đã được hưởng những quyền gì trong các quyền trên?. Nêu dẫn chứng cụ thể?.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm để rút ra ý nghĩa của công ước đối với cuộc sống của trẻ em
GV: cho hs thảo luận nhóm nhỏ theo tình huống sau:
- Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học.
Hãy nhận xét hành vi của Bà Lan?. Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó?.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trình bày.
GV: Công ước LHQ có ý nghĩa gì đối với trẻ em và toàn xã hội?.
Hoạt động2: Thảo luận giúp Hs rút ra bổn phận của mình đối với công ước.
GV: Cho Hs đóng vai theo nội dung tình huống ở bài tập d, đ sgk/38.
HS: thể hiện, nhận xét, gv chốt lại.
GV: Là trẻ em cần phải làm gì để thực hiện và đảm bảo quyền của mình?.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gv: HD học sinh làm bài tập b,c,e, sgk
I .Truyện đọc
Trẻ em ở làng SOS được sống rất hạnh phúc cũng như bao đứa trẻ khác có cha mẹ chăm sóc đầy đủ ®đó là quyền trẻ em (Điều 20 của công ước)
II. Nội dung bài học
1. Giới thiệu khái quát về công ước:
- Năm 1989 công ước LHQ về quyền trẻ em ra đời.
- Năm 1990 Việt Nam kí và phê chuẩn công ước.
- Năm 1991 Việt Nam ban hành luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Công ước gồm có lời mở đầu và 3 phần, có 54 điều và được chia làm 4 nguyên tắc cơ bản :
(1) Không phân biệt đối xử giữa các trẻ em .
(2)Quyền lợi tốt nhất cho trẻ em.
(3)Vì sự sống và phát triển của trẻ em.
(4) Tôn trọng ý kiến trẻ em .
- Các quyền trẻ em chia thành 4 nhóm:
(1) Nhóm quyền sống còn
(2) Nhóm quyền bảo vệ
(3)Nhóm quyền phát triển
(4) Nhóm quyền tham gia
2. Ý nghĩa của công ước LHQ:
- Thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Công ước LHQ là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện.
3. Bổn phận của trẻ em:
- Phải biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
- Hiểu sự quan tâm của mọi người đối với mình. Biết ơn cha mẹ, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
III. Luyện tập
3. Củng cố:
Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung toàn bài.
4. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học bài và làm bài tập g (SGK)
- Chuẩn bị bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ký duyệt:/../..
Nguyễn Thị Hương
Tuần 22-23 Ngày dạy
Tiết 22-23
Bài 13: CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
1. Kiến thức : Công dân là người dân của một nước, mang Quốc tịch nước đó . công dấn Việt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam .
2. Kĩ năng : Biết cố gắng học tập nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước , thực hiện đúng, đủ các quyền và nghĩa vụ của công dân.
3.Thái độ : Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam .
II. Phương pháp
Kích thích tư duy, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, sấm vai...
III. Chuẩn bị
- Gv: Tranh ảnh. Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em....
- Hs: Chuẩn bị bài , sgk
IV. Các bước lên lớp
Kiểm tra bài cũ
- Công ước LHQ có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em?
- Trẻ em có bổn phận gì khi hưởng các quyền của trẻ em ?
2. Bài mới
Gv: nêu tình huống
Bố Nhung là người Việt Nam , mẹ Nhung là người Nga, hai người cùng học đại học ở Nga yêu nghau và kết hôn với nhau. Mẹ đã sinh ra Nhung ở Mát-cơ-va, sau đó cả gia đình về Việt Nam sinh sống .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu tình huống sgk
Theo em bạn Alia nói như vậy có đúng không ?vì sao?
I. Tình huống
1. Tìm hiểu tình huống
File đính kèm:
- giao an GDCD6(2).doc