Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Chủ điểm tháng 9 truyền thống nhà trường

I/ Yêu cầu giáo dục

 - Học sinh hiểu được nội quy của nhà truường và nhiệm vụ năm học mới.

 - Học sinh nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.

 - Học sinh có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới.

 - Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới

 - Học sinh có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp.

 - Rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể

II/ Nội dung và hình thức hoạt động:

1-Nội dung:

 -Nội quy của nhà trường

 -Những nhiệm vụ của năm học mới mà HS cần biết

 -Bầu đội ngũ cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM

 -Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp.

 -Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.

2-Hình thức hoạt động:

 -Nghe giới thiệu về nội quy, nhiệm vụ năm học mới.

 -Văn nghệ.

 -Chỉ định đội ngũ cán bộ lớp dựa vào năng lực học tập

 -Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp.

 

doc36 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Chủ điểm tháng 9 truyền thống nhà trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữ cho em bầu trời xanh ( Huy Trân) HOẠT ĐỘNG 2: VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC I-Mục tiêu: Sau hoạt động, HS: -Có hiểu biết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình (vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp của những công trình văn hóa) -Tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, có thái độ trân trọng những giá trị, những di sản văn hóa của quê hương, đát nước. -Có thói quen giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về vẻ đẹp của quê hương đất nước. -Kĩ năng trình bày ý tưởng vẽ tranh ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. III-Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Kể chuyện -Thảo luận IV-Tài liệu và phương tiện : -Tranh ảnh về các thắng cảnh của quê hương. -Các tài liệu về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. -Những câu chuyện, câu ca dao, những bài dân ca mô tả vẻ đẹp của quê hương đất nước -Các câu hỏi thảo luận V-Tiến hành hoạt động: TG Người thực hiện Nội dung 5’ -Lớp phó VTM -Lớp trưởng 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Đất nước em tươi đẹp” -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng tất cả các bạn học sinh thân mến. Nước chúng ta rừng vàng biển bạc, nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt lên: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi. Vâng, thưa các bạn, đất nước ta vô cùng tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện và yêu mến hòa bình. Trải qua thời gian, cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu nhiều công trình văn hóa độc đáo. Và nhiều di sản đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn. Để cùng tìm hiểu những thắng cảnh đẹp, những di sản văn hóa đó, hôm nay chúng ta cùng sinh hoạt với chủ điểm: Vẻ đẹp của quê hương đất nước. -Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, xin trân trọng giới thiệu: thầy GVCN lớp 6A3. -Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A3, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. Trước khi bắt đầu, các bạn hãy kể tên các thắng cảnh nổi tiếng của quê hương đất nước. 25’ -Lớp trưởng -Các tổ -Lớp trưởng -Các tổ 2-Kết nối: -HS kể tên các thắng cảnh của quê hương đất nước. Hoạt động 1: Kể chuyện -Vừa rồi các bạn đã kể các thắng cảnh của quê hương đất nước. Sau đây xin mời các tổ trình bày những hiểu biết của mình về các thắng cảnh mà các bạn đã tìm hiểu. -Các tổ trình bày những chuẩn bị của mình Hoạt động 2: Thảo luận -Qua phần trình bày của các tổ về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đặc biệt trong đó các bạn đã cố gắng tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh mà Unesco đã công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Vậy theo các bạn chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di sản đó. -Các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm. -Sau đây xin mời các tổ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề trên. -Các tổ trình bày. 10’ -Đội văn nghệ 3-Thực hành – luyện tập: Hoạt động 3: Văn nghệ -Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 5’ -GVCN 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số thắng cảnh của quê hương đất nước, chú trọng nhắc đến những thắng cảnh của địa phương để học sinh quan tâm và có lòng tự hào. -Nhắc nhở HS về ý thức tham gia bảo vệ các di sản đó. V-Tư liệu hoạt động: -Bài hát Việt nam quê hương tôi. -Bài hát về thăm Pacpo -Bài hát Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người HOẠT ĐỘNG 1: CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ KÍNH YÊU CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU I-Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời niên thiếu của Bác. - Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu và lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại. - Rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG GIỜ HỌC - KÜ n¨ng tr×nh bµy mét vÊn ®Ò trưíc tËp thÓ líp - Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin. III-CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: -Kể chuyện. -Thảo luận -Biểu đạt sáng tạo. IV-Tài liệu và phương tiện: -Một số tranh ảnh về Bác Hồ . -Các câu chuyện về Bác Hồ. -Các phương tiện, quầnáo, trang phục V. tiÕn hµnh ho¹t ®éng TG Người thực hiện Nội dung 5’ -Lớp phó VTM -Lớp trưởng 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi đồng”. -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn thân mến. Bác Hồ của chúng cha được xem như vị cha già dân tộc. Sự hy sinh cao cả của Bác đối với tổ quốc, dân tộc không gì có thể sánh được. Với lòng biết ơn vô hạn đó, hôm nay toàn thể các đội viên lớp 6A1 tập trung về đây để sinh hoạt với chủ đề: Bác Hồ kính yêu. -Về tham dự với lớp hôm nay, xin kính giới thiệu thầy GVCN lớp 6A3 Và đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A3. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. -Để bắt đầu chương trình, xin mời các bạn cùng trả lời câu hỏi: Tên thật của Bác Hồ là gì? Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? 25’ -HS -Lớp trưởng -Lớp trưởng -Các tổ 2-Kết nối: -Học sinh trả lời các câu hỏi mà người dẫn chương trình đã đặt ra. Hoạt động 1: Kể chuyện -Vừa rồi các bạn đã trình bày một số câu hỏi cơ bản về Bác. Sau đây xin mời các tổ trình bày những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác mà các bạn đã tìm hiểu. -Các tổ trình bày những chuẩn bị của mình Hoạt động 2: Thảo luận -Qua phần trình bày của các tổ về tấm gương đạo đức của Bác, sau đây xin mời các bạn thảo luận câu hỏi sau. Qua những câu chuyện về tấm gương của Bác, các Bạn hãy cho biết những câu chuyện trên có ý nghĩa như thế nào? -Các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm. -Sau đây xin mời các tổ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề trên. -Các tổ trình bày. 10’ -Đội văn nghệ 3-Thực hành –luyện tập: Hoạt động 3: Văn nghệ -Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi công lao của Bác, tình yêu của Bác đối với thiếu nhi và ngược lại, tình yêu của các bạn thiếu nhi đối với bác. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 5’ -GVCN 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số công lao của Bác đối với quê hương đất nước, những tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời mà chúng ta cần học tập và làm theo. -Nhắc nhở các em về nhà cần kể các câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác cho người thân cùng nghe. VI-Tư liệu hoạt động: -Bài hát: Ai yêu Bác Hồ thiếu nhi hơn thiếu niên nhi đồng -Bác Hồ một tình yêu bao la. -Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. HOẠT ĐỘNG 2: NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. - Có thói quen thực hành 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng XH. - Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác, ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về 5 điều Bác Hồ dạy. -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn trong lớp. III.Các phương pháp – kĩ thuật dạy học có thể sử dụng: -Làm thế nào để. -Thảo luận -Biểu đạt sáng tạo. -Trình bày một phút IV-Tài liệu và phương tiện: - Xuất xứ của 5 điều Bác dạy. - Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy. - Những ví dụ thực tế về thực hiện 5 điều Bác dạy. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. - Tờ tranh 5 điều Bác dạy. V. Tiến hành hoạt động: TG Người thực hiện Nội dung 5’ -Lớp phó VTM -Lớp trưởng 1-Kết nối: -Hát tập thể bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn thân mến. Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người sáng lập nên đội thiếu niên tiền phong và đội chúng ta đã vinh dự được mang tên của người: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Bác đã thường xuyên chăm lo đến đội, và sinh thời bác đã có 5 điều quý báu để răn dạy đội . Và để cùng nhau học tập và thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Hôm nay tập thể lớp 6A1 cùng tập hợp về đây để sinh hoạt với chủ đề: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. -Về tham dự với lớp, kính giới thiệu thầy GVCN lớp 6A3. Và đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn đội viên lớp 6A3, đề nghị các bạn nhiệt liệt hoan nghênh. -Sau đây xin mời các bạn hãy cho biết nội dung của 5 điều Bác dạy đó là gì? 15’ -HS -Bạn Hiền -Các tổ -Bạn Hiền 2-Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận -Học sinh trả lời 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. -Vậy chúng ta đã viết 5 điều Bác dạy đó là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn thật thà dũng cảm. Vậy các bạn hãy cho biết ý nghĩa của các điều trên là gì? -Học sinh các tổ thảo luận và trình bày ý kiến của mình. Hoạt động 2: Biểu đạt sáng tạo -Theo các bạn, để thực hiện 5 điều Bác dạy trên, chúng ta cần phải làm gì? -HS các tổ trình bày ý kiến của mình. 20’ -Bạn Hiền -Học sinh -Đội văn nghệ 3-Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày một phút -Vậy thực tế bạn đã làm gì để thực hiện đúng 5 điều Bác dạy vào trong thực tế hoàn cảnh của mình. -Học sinh trình bày trong một phút. Hoạt động 4: Văn nghệ Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi công lao của Bác, tình yêu của Bác đối với thiếu nhi và ngược lại, tình yêu của các bạn thiếu nhi đối với bác. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 5’ -GVCN 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy cho HS nghe và hiểu rõ hơn. -Nhắc nhở HS thực hiện đúng những điều Bác đã dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. VI-Tư liệu hoạt động: -Bài hát: Ai yêu Bác Hồ thiếu nhi hơn thiếu niên nhi đồng -Bác Hồ một tình yêu bao la. -Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOAT DONG NGLL 6.doc
Giáo án liên quan