Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ học tập

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hiểu ý nghĩa của việc học tập.

- Hiểu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

2/. Kĩ năng:

- Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

- Thực hiện đúng những qui định về nghĩa vụ học tập

3/. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập.

- Yêu thích việc học.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Hiến pháp 1992 điều 52.

 - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (điều 10).

 - Luật giáo dục (điều 9).

 - Luật phổ cập giáo dục tiểu học (điều 1).

 - Bảng phụ, 3 ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tranh bài 15 (GDCD6)

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm.

 - Đọc truyện soạn gợi ý SGK

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài dạy: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 25 Tiết : 25 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của việc học tập. Hiểu quyền và nghĩa vụ học tập của công dân 2/. Kĩ năng: Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. Thực hiện đúng những qui định về nghĩa vụ học tập 3/. Thái độ: Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền học tập. Yêu thích việc học. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Hiến pháp 1992 điều 52. - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (điều 10). - Luật giáo dục (điều 9). - Luật phổ cập giáo dục tiểu học (điều 1). - Bảng phụ, 3 ảnh vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, tranh bài 15 (GDCD6) 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm. - Đọc truyện soạn gợi ý SGK III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đưa 3 ảnh vi phạm GTĐB. - Học sinh nhận xét, phát hiện hành vi vi phạm. è Tùy theo mức độ nhận xét của học sinh => Gv ghi điểm 3/. Giảng bài mới: a/. Giới thiệu chủ đề bài học: Treo ảnh Bác Hồ đến thăm lớp bình dân học vụ Tranh quyền và nghĩa vụ học tập của công dân Hs quan sát ảnh, nêu nhận xét của mình về tranh ảnh đó GV: Em có biết tại sao Đảng và Nhà Nước lại rất quan tâm đến việchọc tập của công dân hay không? Hs trả lời, gv dẫn dắt vào bài b/. Tiến trình: TL Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 8’ Hoạt động 1: Khai thác nội dung truyện đọc, hoạt động cá nhân. Gv gọi hs đọc truyện “Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Côtô”. GVH Cuộc sống ở huyện đảo côtô trước đây như thế nào? Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở huyện đảo côtô ngày nay là gì? Gia đình, nhà trường và xã hội ở huyện đảo côtô đã làm gì để tất cả các em ở Côtô được đến trường học tập. Gv nhận xét, kết luận chuyển ý. Hs đọc Hs cả lớp chú ý theo dõi Hs tự nghiên cứu và trả lời theo thứ tự từng câu hỏi. Trước đây các em không có điều kiện để được đi học. Hiện nay nhà nước, chính phủ, nhân dân tạo đk hết sức mức nên côtô đã hoàn thành chỉ tiêu chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học 10’ Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, tìm hiểu ý nghĩa của việc học. Gv chia hs thành 4 nhóm, nêu nội dung thảo luận Theo em vì sao chúng ta phải học tập? Học tập để làm gì? Nếu không học sẽ bị thiệt thòi ntn? Gv có thể dẫn lời nói của J Niutơn: “Các điều mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Các điều chúng ta chưa biết là cả một đại dương” GV kết luận => chốt nội dung bài => ghi bài. Hs thảo luận nhóm (tg 4’) Cách thức: ghi ý kiến thống nhất lên bảng nhóm, hết thời gian gắn bảng nhóm lên bảng: Học để mở mang kiến thức, mở mang sự hiểu biết. Học để trở thành người có ích trong tương lai. Nếu không học sẽ bị mù chữ, dốt, không biết đọc, không biết viết, không biết những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước => không tuân theo, không làm. 1/. Ý nghĩa của học tập: Học để mở mang sự hiểu biết. Phát triển toàn diện. Trở thành người có ích trong tương lai. 14’ Hoạt động 3: Xử lí tình huống => tìm hiểu về qui định của pháp luật. Gv nêu tình huống: “Bạn A là một hs giỏi lớp 5 của trường X, bỗng dưng không thấy đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy mẹ kế của bạn đang đánh và nguyền rủa bạn thậm tệ. Khi cô giáo hỏi lí do không cho bạn đi học thì được biết là nhà đang rất thiếu người đi bán hàng”. Hãy nhận xét về sự việc nêu trên. Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để giúp A để bạn được tiếp tục đi học? Gv nhận xét => kết luận. Gv treo bảng nhóm ghi sẵn: Điều 59 – Hp 1992. Điều 10: luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Điều 1: Luật pcgd tiểu học. Hs đọc tình huống. Hs thảo luận nhóm => giải quyết tình huống. TG: 3’ Cách thức: Đại diện nhóm ghi ý kiến thống nhất lên bảng nhóm, hết thời gian gắn lên bảng. Hs đọc điều 59, 10, 1 trên bảng nhóm => Tự rút ra bài học. 2/. Quy định của Pháp luật: a/. Học tập là quyền của công dân: Học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với bản thân. Học bằng nhiều hình thức Học suốt đời không hạn chế. b/. Nghĩa vụ học tập của công dân: Hoàn thành bậc GD tiểu học. Gia đình có nghĩa vụ tạo ĐK cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tâp 6’ Hoạt động 4: Củng cố, luyện tập Gv tạo bảng phụ ghi sẵn bài tập => Hãy đọc các nội dung ở cột 1 và đánh dấu x vào cột 2 và 3 mà em cho là đúng. - Được đi học. - Học hành chăm chỉ. - Học, học nữa, học mãi. - Tự học. - Học dưới bất kì hình thức nào Nội dung (1) Quyền (2) Nghĩa vụ (3) Hs đọc đề bài tập. Hs xác định yêu cầu bài tập. Hs xung phong giải bài tập. Hs cả lớp nhận xét, bổ sung. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm hết bài tập SGK + Sưu tầm những câu tục ngữ, cadao, danh ngôn nói về chủ đề. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 25.doc
Giáo án liên quan