1. Mục tiêu bài học:
1.1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo Công ước của Liên hợp quốc.
- Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
1.2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
- HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
1.3.Thái độ:
- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Biết ơn những người chăm sóc, dậy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình.
2.Trọng tâm:
-Hs hiểu khái quát về các nhóm quyền của trẻ em.
3. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hình ảnh thể hiện quyền trẻ em. Bảng phụ.
b. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về quyền trẻ em
- Ca dao, tục ngữ, bài hát về trẻ em.
16 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1859 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 12 đến bài 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dân nước khác.
- HS cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người công dân có ích cho đất nưóc.Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.
c.Thái độ:
- HS tự hào là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Mong muốn được xây dựng nhà nước và xã hội.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hình ảnh HS giỏi, bầu cử. Luật quốc tịch, Hiến pháp, bảng phụ. Hộp câu hỏi.
b. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh, tấm gương thực hiện tốt quyền công dân.
-Xem trước nội dung bài học, bài tập còn lại. Tìm bài hát về quê hương, đất nước,anh hùng dân tộc.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống, trò chơi
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu1.Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?(6đ)
HS: - Công dân là người dân của một nước.
- Căn cứ vào quốc tịch
Câu 2. Ông An có quốc tịch Pháp, vậy ông An là công dân nước nào? (4đ)
a. Việt nam. b. Thái Lan. c. Pháp. d. Việt Nam và Pháp.
HS: c. Pháp.
GV: Nhận xét, cho điểm.
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh HS học giỏi, công dân đi bầu cử.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Trả lời cá nhân.
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Hoạt động 2:Tìm hiểu tình huống.
* Giới thiệu Pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân.
HS: Đọc bài.
GV:Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1: Nêu các quyền công dân mà em biết?(HP: 1992)
HS: Quyền học tập, nghiên cứu khoa học, bảo vệ sức khoẻ, tự do đi lại
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 2: Nêu nghĩa vụ của công dân đối với nhà nuớc?
HS: Nghĩa vụ học tập, bảo vệ tổ quốc, tham gia xây dựng, phát triển đất nước, đóng thuế
HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt ý.
Nhóm 3,4: Nêu các quyền của trẻ em?
HS: Quyền sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia.
GV: Nhận xét chốt ý.
Nhóm 5,6: Nêu nghĩa vụ của trẻ em?
HS: Nghĩa vụ: yêu tổ quốc, vâng lời, kính trọng ông bà, cha mẹ
GV: Nhận xét chốt ý.
GV: Vì sao công phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
HS: Vì đã là công dân Việt Nam thì được hưởng các quyền công dân mà pháp luật quy định. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ của công dân với nhà nước. Có như vậy quyền công dân mới được đảm bảo.
GV: Nhận xét, kết luận.
- Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Nêu mối quan hệ giữa nhà nước và công dân?
HS đọc ý c. phần nội dung bài học SGK/ 41.
*Xem tranh công dân đi bầu cử.
HS: Quan sát tranh.
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Một số quyền bị hạn chế: dưới 18 tuổi, người phạm tội bị phạt tù giam
* Đọc truyện: “ Cô gái vàng của thể thao Việt nam”
HS: Đọc truyện.
GV: Từ câu chuyện trên em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người học sinh, người công dân đối với đất nước?
HS: Cố gắng phấn đấu học tập, lao động, rèn luyện để xây dựng đất nước.
GV: Nhấn mạnh HS học tập và rèn luyện đạo đức.
GV: Em hãy kể tên những người thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho HS quan sát hình ảnh HS học giỏi, lao động giỏi.
GV: Kết luận bài học.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
I. Tình huống :
II.Nội dung bài học:
1.Định nghĩa:
2.Căn cứ để xác định công dân của một nước:
3. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân:
- Công dân Việt nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
- Nhà nước CHXHCNVN bảo vệ và đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của HS:
- Học tập tốt.
- Rèn luyện đạo đức tốt.
III/ Bài tập:
4.4/ Củng cố và luyện tập:
GV: Cho HS chơi trò chơi: “Chiếc hộp may mắn”
HS: Nghe thể lệ trò chơi và thực hiện.
GV: Đưa ra một chiếc hộp đựng các câu hỏi, HS bốc câu hỏi và trả lời.
Em hãy hát một bài hát ca ngợi quê hương, đất nước?
2. Em hãy kể câu chuyện về một tấm gương sáng trong học tập, rèn luyện thể thao, bảo vệ tổ quốc mà em biết?
3. Em hãy hát một bài hát ca ngợi người anh hùng mà em yêu thích?
HS: Trả lời, nhận xét bạn trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 41.
+ Làm các bài tập còn lại sách giáo khoa trang 42.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 14:“ Thực hiện trật tự an toàn giao thông”(2t)
+ Xem trước thông tin, sự kiện, bài học, bài tập SGK/43-47.
+ Tìm tranh ảnh, số liệu về giao thông.
+ Tìm biển báo giao thông: T1(cấm), T2(hiệu lệnh), T3(nguy hiểm), T4(chỉ dẫn).
5/ Rút kinh nghiệm:
Tiết 23.
Ngày dạy:. Bài 14:(2 tiết)
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của trật tự an tòan giao thông.
- Hiểu những quy định cần thiết về trật tự an tòan giao thông.
- Hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an tòan giao thông và các biện pháp bảo đảm an tòan khi đi đường.
b. Kĩ năng:
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp.
- Biết đánh giá hành vi đúng hay sai của người khác về thực hiện trật tự an tòan giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an tòan giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
c.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
- Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an tòan giao thông.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hình ảnh về vi phạm giao thông, biển báo giao thông, bảng phụ.
b. Học sinh:
- Giấy khổ lớn,bút dạ, tranh ảnh, biển báo giao thông.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, tổ chức trò chơi, giải quyết tình huống.
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Quyền bầu cử chỉ có khi: (4đ)
a. Công dân đủ 16 tuổi.
b. Công dân đủ 18 tuổi.
c. Công dân đến tuổi.
d. cả ba đều sai.
HS: Câu d. đúng.
Câu 2:Nêu trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước? (6đ)
HS: Chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức.
GV: Nhận xét, cho điểm.
4.3 Giảng bài mới:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh về tai nạn giao thông
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: Trình bày
GV Nhận xét dẫn vào bài mới
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý
- Họat động 2: Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
HS: Đọc thông tin sự kiện
GV: Tổ chức thảo luận nhóm (3 phút).
Nhóm 1, 2: Em hãy quan sát bảng thông kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông, mức độ thiệt hại về người do tại nạn gây ra?
HS: Số vụ tai nạn giao thông có số người chết và bị thương ngày càng gia tăng.
Nhóm 3, 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nhiều như hiện nay? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất?
HS: + Dân cư tăng, các phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều.
+ Quản lý của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
+ Ý thức của một số người tham gia giao thông còn chưa tốt.
+ Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông.
GV: Nhận xét, bổ sung.
Nhóm 5, 6: Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, bảo đảm an tòan khi đi đường?
HS: + Phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông.
+ Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
+ Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
+ Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường.
HS: Thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời.
Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý, chuyển qua phần bài học.
- Họat động 3: Tìm hiểu hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ.
GV: Hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm những gì?
HS: Trả lời
GV: Dẫn vào tìm hiểu đèn tín hiệu và biển báo
GV: Khi tham gia giao thông em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? Mỗi đèn tín hiệu có ý nghĩa gì?
HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý.
GV: Cho HS quan sát tranh vi phạm giao thông.
HS: Quan sát tranh
GV: Em nhận xét gì về hành vi của người tham gia giao thông trong tranh?
HS: Trả lời
GV: Bản thân em có thực hiện đúng theo tín hiệu đèn giao thông không?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý và củng cố, chuyển ý
GV: Cho HS quan sát các biển báo giao thông
HS: Quan sát
GV: Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm mấy nhóm? Ý nghĩa của từng nhóm biển báo?
HS: Trả lời
GV: Cho học sinh quan sát tranh.
- Người tham gia giao thông có hành vi nào sai phạm?
HS: Trả lời.
GV:Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Họat động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập.
GV: Cho HS làm bài tập b SGK/46.
HS: Trả lời bài tập, HS khác nhận xét bổ sung.
GV: Đưa ra hai biển báo minh họa. Nhận xét.
I. Thông tin, sự kiện.
II.Nội dung bài học
1/ Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ:
a/ Đèn tín hiệu giao thông:
- Đèn đỏ: dừng lại
- Đèn vàng: đi chậm lại
- Đèn xanh: được đi
b/ Biển báo hiệu đường bộ:
Gồm 5 nhóm:
- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để chỉ các hướng đi hoặc điều cần biết.
- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt cạnh các biển báo nhằm thuyết minh, bổ sung cho các biển báo.
III. Bài tập:
* Bài tập b:
- Biển báo 305 cho phép người đi bộ được đi.
- Biển báo 304 cho phép người đi xe đạp được đi.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
GV: Tổ chức trò chơi: “Nhận biết biển báo” (2phút)
HS: Thực hiện.
GV: Nhận xét, chuyển ý
GV: Tìm một số khẩu hiệu về an tòan giao thông?
HS: An tòan giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
File đính kèm:
- Giao an GDCD 6HKII.doc