I.Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể, ý nghĩa của việc tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
2.Thái độ
Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể.
Giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
3.Kỹ năng
Biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể, đề ra kế hoạch tập thể dục, hoạt động thể thao.
II.Tài liệu phương tiện phương pháp
Sgk, sgv 6 + bài tập tình huống.
Tranh ảnh
Sắm vai, thảo luận, kể chuyện, lập đề án.
58 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học”.
- Ôâng Hùng đã gây ra cái chết cho ông Nở.
- Ông Hùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình.
II/ Những nội dung bài học:
a) Quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản, là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất.
b) Pháp luật quy định:
Cơng dân cĩ quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Cơng dân cĩ quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
c) Trách nhiệm cơng dân:
Tơn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tự bảo vệ quyền của mình.
Phê phán, tố cáo việc làm sai trái.
III/ Dặn dò:
Học bài,làm bài tập sgk.
Bài tập thực hành.
Rút kinh nghiệm:
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở.
I. Mục tiêu bài học:
- Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được qui định trong hiến pháp của nhà nước ta.
- Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở cuả công dân.
- Biết bảo vệ chỗ ở cuả mình và không xâm phạm đến chỗ ở của người khác, biết phê phán tố cáo những ai làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác .
- Có ý thức tôn trọng chỗ ở của ngừơi khác và có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình cũng như chổ ở của ngừơi khác .
II. Những nội dung tri thức cần giảng
Nội dung : Là những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. GV dạy bài này cần nắm vững nội dung điều 73-74 Hiến pháp Việt Nam 1992 điều 62-63 và 115 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998 và điều 124 bộ luật hình sự .
Nội dung bài này gồm hai ý cơ bản sau :
- Chỗ ở cuả công dân được nhà nước và mọi người tôn trọng và bảo vệ.
- Không ai được xâm phạm tự ý vào chỗ ở của ngừơi này ngừơi khác, trừ trường hợp pháp luật cho phép .
Về phương pháp :
- Nêu tình huống, thảo luận, sắm vai, kể chuyện, phát vấn.
- Phương tiện đồ dùng dạy học.
- Sgv, sgk6, tranh ảnh tài liệu tham khảo về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, bộ luật tố tụng hình sự, những mẫu chuyện liên quan dến xâm phạm chỗ ở.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1.Oån định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Câu 1:Trong mỗi con người, cái gì là đáng quí nhất?
Câu 2: Pháp luật qui định những quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân như thế nào?
3.Giới thiệu bài mới(2’)
Giáo viên cho hs diễn tình huống hoặc xem tranh ảnh để học sinh nhận xét.
Giảng bài mới(37’)
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc tình huống.
1) Nhà bà Hòa đã xảy ra chuyện gì?
2) Trước hành động như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?
3) Theo em, hành động của bà Hoà như vậy là đúng hay sai, tại sao?
4) Theo em, bà Hòa nên làm thế nào để có thể xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình, mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
Hoạt động 2: Cho học sinh thảo luận tổ.
Nhóm 1: Em hãy nêu những hành vi vi phạm chỗ ở của công dân?
Nhóm 2: Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân, em sẽ làm gì?
Nhóm 3: Tại sao mỗi công dân cần phải tôn trọng chỗ ở của người khác?
Nhóm 4: Nếu xâm phạm chỗ ở của người khác thì hậu quả sẽ như thế nào?
Giáo viên cho học sinh thảo luận, nhận xét. Giáo viên rút ra kết luận.
Þ Mỗi chúng ta cần phải tôn trọng chỗ ở của người khác. Đồng thời, phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm chỗ ở của người khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
Cho học sinh đọc phần nội dung bài học hoặc giáo viên treo nội dung bài học lên bảng để cho học sinh theo dõi và giáo viên phân tích, giải thích.
Hoạt động 4: Sắm vai
Giáo viên cho học sinh sắm vai diễn tiểu phẩm xâm phạm chỗ ở và thực hiện đúng chỗ ở của người khác.
Giáo viên cho học sinh nhận xét tiểu phẩm bằng cách giáo viên đặt những câu hỏi nhỏ trong tiểu phẩm. Sau đó, giáo viên rút ra kết luận.
Haọt động 5: Bài tập trắc nghiệm
Để củng cố bài học cho học sinh lên làm bài tập trắc nghiệm trên đồ dùng dạy học.
I/ Tình huống:
Hành động của bà Hoà là sai vì: bà đã tự ý xông vào chỗ ở của nhà bà T khi chưa có sự đồng ý của
bà T.
II / Biểu hiện
-Xông vào nhà người khác khi chưa có sự đồng ý
-Leo tường vào nhà người khác hái trộm
III / Nội dung bài học:
a) Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cơng dân là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp.
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của cơng dân là:
Quyền được cơ quan nhà nước, mọi người tơn trọng chỗ ở;
Khơng ai được tự ý xâm phạm chỗ ở người khác (trừ trường hợp pháp luật cho phép)
b) Trách nhiệm cơng dân:
Tơn trọng chỗ ở người khác.
Tự bảo vệ chỗ ở của mình.
Tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm về chỗ ở của người khác.
III/ Dặn dò:
Học bài, làm bài tập còn lại.
Chuẩn bị bài mới và biễn tiểu phẩm.
Rút kinh nghiệm:
Tuần
Tiết
Ngày soạn
Ngày dạy
BÀI 18: QUYỀN ĐƯỢC ĐẢM BẢO AN TOÀN, BÍ MẬT
VỀ THƯ TÍN, ĐIỆN TÍN, ĐIỆN THỌAI.
I. Mục tiêu bài học
- Giúp học sinh hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại của công dân được qui định trong Hiến pháp của nhà nước ta.
- Phân biệt đâu là những hành vi phạm pháp và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại, biết phê phán, tố cáo những ai làm trái pháp luật xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điện tín, điện thoại, điện tín của người khác.
- Hình thành ở HS ý thức và trách nhiệm đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
II. Nội dung và tri thức cần giảng
ĩNội dung:
Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện tín, điện thoại qui định trong điều 73 hiến pháp 1992.
Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý bóc mở thư tín, điện tín, nghe trộm điện thoại của người khác.
ĩPhương pháp:
Diễn giải, phân tích, đàm thoại, nêu vấn đề; tranh ảnh, thảo luận, sắm vai, kể chuyện.
III. Tài liệu và phương tiện
- Hiếp pháp 1992 - điều 73.
- Bộ luật hình sự của nước CHXHCNVN năm 1999 - điều 125.
- Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHXHCNVN 1998 (điều 115, 119) sgv, sgk6.
IV. Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
1.Oån định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ(5’)
Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân làgì?
Câu 2: Em hãy nêu những hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân?
3.Giới thiệu bài mới(2’)
Giáo viên có thể kể 1 câu chuyện hay nêu ra 1 tình huống cho học sinh nhận xét để vào bài mới.
(Ví dụ: nhặt được thư của người khác thì em sẽ làm gì?).
Giảng bài mới(37’)
Phần giảng:
Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (tình huống).
- Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không?
- Với hành động của Phượng là đọc xong thư của Hiền dán lại, rồi đưa cho Hiền như vậy là đúng hay sai? Vì sao?
- Nếu là Loan, em sẽ làm thế nào?
Þ Sau đó, giáo viên chốt lại cho ghi bài.
Hoạt động 2 :Thảo luận
Giáo viên cho học sinh thảo luận xung quanh vấn đề nội dung bài học để học sinh hiểu rõ bài hơn.
Nhóm 1: Em hãy nêu ra những hành vi vi phạm quyền đảm bảo bí mật an toàn, bí mật thư tín, điện tín công dân?
Nhóm 2: Để thực hiện tốt quyền đảm bảo bí mật an toàn về thư tín, điện tín, điện thoại của công dân, em sẽ làm gì?
Nhóm 3: Nếu mọi công dân vi phạm quyền đảm bảo an toàn bí mật, thư tín, điện tín thì hậu quả sẽ như thế nào?
Sau đó, giáo viên cho học sinh nêu ra những suy nghĩ & nhận xét của mình và giáo viên chốt lại
Þ Mỗi chúng ta cần phải thực hiện đúng quyền đảm bảo an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại. Không ai được tự ý mở thư, chiếm đoạt, nghe lén, nghe trộm người khác mà không có sự đồng ý của người đó thì sẽ bị xử lý theo đúng qui định của pháp luật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
Giáo viên cho học sinh đọc phần nội dung bài học trong sgk hoặc giáo viên treo đồ dùng dạy học lên trên bảng để học sinh dễ theo dõi phần nội dung.
Giáo viên cho học sinh diễn tiểu phẩm. Qua đó học sinh rút ra được nội dung bài học.
Hoạt động 4: Bài tập củng cố
Giáo viên củng cố bài học bằng cách cho học sinh lên bảng làm bài tập. Giáo viên nhận xét.
Ghi giảng:
I/ Tình huống:
- Hành động của Phượng là thiếu lịch sự và đã vi phạm đến quyền bảo đảm an toàn bí mật về thư tín, điện tín, điện thoại.
II / Biểu hiện
Nghe lén điện thoại
Đọc trôm thư của người khác
Gửi điện tín giả để chọc nghẹo
II/ Nội dung bài học:
a) Quyền được bảo đảm an tồn bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp
b) Quyền được bảo đảm an tồn bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của cơng dân là:
Khơng ai được chiếm đoạt, tự ý mở thư tín, điện tín của người khác.
Khơng được nghe trộm điện thoại.
III/ Dặn dò:
Học bài từ bài 12 ® 18 chuẩn bị thi học kỳ II và xem tất cả các bài tập sgk, bài tập tình huống, bài tập thực hành.
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao an GDCD lop 6(1).doc