A. Mục tiêu bài học
1. kiến thức :
• Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể.
• Ý thức của việc tự chăm sóc sức khỏe.
2. Thái độ :
• Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể giữ gìn và chăm sóc sức khỏe bản thân.
3. Kĩ năng :
• Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
• Biết vận động mọi người cung tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.
B. Phương pháp :
• Thảo luận nhóm
• Giải quyết tình huống
• Tổ chức trò chơi sắm vai
C. Tài liệu và phương tiện
• Tranh ảnh bài 6
• Giấy khổ A0, bút dạ
• Tục ngữ ca dao nói về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe.
62 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 1 đến bài 17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa pháp luật về quyền này
-Hiểu được đó là tài sản quý nhất của con người cần được bảo vệ
2/ Thái độ:
-Có thái độ quý trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân và người khác.
3/ Kỹ năng:
-Biết tự bảo vệ mình khi bị người khác xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm
- Không xâm hại người khác
B/ PHƯƠNG PHÁP
- Xử lý tình huống
- Thảo luận nhóm
- Tổ chức trò chơi
C/ CÁC TÀI LIỆU – PHƯƠNG TIỆN
- Hiến pháp 1992
- Bộ luật hình sự 1999
- Tranh ảnh
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
- 1/ Ổn định tổ chức:
- 2/ Kiểm tra bài cũ:
a/ Em hãy kể các hình thức học tập mà em biết
b/ Em hãy nêu một tấm gương vượt khó trong học tập mà em biết
3/ Bài mới:
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1
KHÁI THÁC NỘI DUNG TRUYỆN ĐỌC
GV: cho HS đọc truyện đọc
GV: đặt câu hỏi
- Vì sao ông Hùng gây ra cái chết cho ông Nở?
- Hành vi đó của Ông Hùng có phải cố ý không?
- Việc ông Hùng bị khởi tố có chứng tỏ điều gì?
- Theo em đối với con người điều gì quý nhất?
HS trả lời từng câu hỏi
GV: Giới thiệu Điều 93 – Bộ Luật Hình Sự
1/Truyện đọc:
- Ông Hùng đã phạm tội xâm hại đến tính mạng người khác
II/ Nội dung bài học
a/ Đối với con người thì thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quý giá nhất
- Mọi việc làm xâm phạm đến tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác là phạm tội và bị xử lý nghiêm khắc
HOẠT ĐỘNG 2
TÌM HIỂU VỀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ THÂN THỂ, TÍNH MẠNG DANH DỰ, SỨC KHỎA VÀ NHÂN PHẨM
1/ Tình huống :
Nam và Sơn là 2 HS lớp 6B ngồi cạnh nhau .Một hôm Sơn bị mất cây bút máy mới mua, tìm mãi không thấy Sơn đổ tội cho Nam lấy. Nam và Sơn cãi lộn nhau và Nam đã đánh Sơn chảy máu mũi. Cô giáo kịp thời đưa hai bạn lên Hội Đồng Kỷ Luật
Câu hỏi thảo luận
- Nhận xét cách ứng xử của hai bạn
-Nếu là bạn cùng lớp với hai bạn em sẽ làm gì?
-Hai nhóm lên trình bày ý kiến của mình
- Hai nhóm nhận xét bổ sung
- Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam lấy
- Như vậy là xâm hại đến danh dự , nhân phẩm của bạn
-Nam sai Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu
- Như vậy là Nam đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe Sơn.
HOẠT ĐỘNG 3
PHÂN TÍCH NỘI DUNG BAÌ HỌC
GV: ra câu hỏi để HS tự nghiên cứu:
- Em hiểu bảo hộ là gì?
- Giới thiệu điều 71 Hiến pháp 1992
- Em hãy nêu ví dụ về việc vi phạm luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người mà em biết.
- Thái độ của em ra sao trước sự việc đó?
- Là che chở, bảo vệ
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1
HÌNH THÀNH Ý THỨC TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN VÀ KỸ NĂNG NHẬN BIẾT, ỨNG XỬ
GV: vận dụng tình huống trong bài tập (b)
GV: đặt câu hỏi cho HS
- Trong tình huống trên ai vi phạm pháp luật ? Vi phạm điều gì?
- Theo em Hải có thể có cách ứng xử nào
HS: thảo luận và lên bảng ghi ý kiến
GV chốt lại:
- Từ đó chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
- Tuấn đã xâm phạm đến danh dự thân thể và sức khỏe của Hải.
- Anh trai Tuấn sai vì không ngăn cản em mà còn tiếp tay cho Tuấn đã sai lại còn sai hơn
b/ Trách nhiệm
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe , danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình: phê phán tố cáo những việc làm sai trái pháp luật
HOẠT ĐỘNG 2
LÀM BÀI TẬP: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO CUỘC SỐNG,
RÈN KỸ NĂNG LẬP LUẬN
HS: Trả lời bài tập (c) SGK
GV: Vì sao em chọn cách ứng xử đó
HS: thảo luận đại diện mỗi nhóm trả lời
GV: Cho HS làm bài tập (d)
HS: Thi ai trả lời nhanh
III. Bài tập:
Cách ứng xử đúng:
Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô biết
4/ Củng cố:
HOẠT ĐỘNG 3
TỔ CHỨC ĐẾN TRÒ CHƠI “ĐẾN TRUNG TÂM TƯ VẤN”
Gv: Cho các nhóm thi từ đó tìm ra nhóm nắm bài chắc nhất lập luận tốt nhất
HS: Cho điểm nhóm có tình huống hay, diễn xuất tốt.
5/ Dặn dò:
- Ôn lại bài
- Chuẩn bị bàisau
BÀI 17
QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/ Kiến thức
- Hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
2/ Thái độ:
Có ý thức tôn trọng chỗ ở của người khác , có ý thức cảnh giác trong việc giữ gìn và bảo vệ chỗ ở của mình,
3/ Kỹ năng:
Biết phân biệt đâu là những hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân biết bảo vệ chỗ ở của mình và không xâm phạm đến chỗ ở người khác
Biết phê phán tố cáo những ai làm sai pháp luật , xâm phạm đến chỗ ở của người khác
B/ PHƯƠNG PHÁP
Phân tích , xử lý tình huống
Thảo luận lớp, thảo luận nhóm
Trò chơi sắm vai
C/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Hiến pháp 1992
Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988
Tranh ảnh
D/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1/ Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ
1/ Pháp luật quy định như thế nào về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm?
2/ Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm các quyền trên?
3/ Bài mới
Giới thiệu bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nghĩa là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu quyền đó trong bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 1
HS THẢO LUẬN, PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
GV: cho 2 HS đọc tình huống trong sách
HS: thảo luận câu hỏi
Chuyện gì đã xảy ra với gia đình bà Hòa?
Trước sự việc xảy ra như vậy bà Hòa đã có những suy nghĩ và hành động như thế nào?Theo em bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai?
GV: Cho HS xem điều 73 Hiến Pháp 1992 viết trên giấy A0
GV: Cho HS xem điều 124 Bộ Luật Hình Sự 1999 viết trên giấy A0
1/ Phân tích truyện đọc:
- Hành động của Bà Hòa xông vào khám nhà bà T là sai vì vi phạm pháp luật
- Bà Hòa phải quan sát theo dõi, cần báo với chính quyền địa phương để nhờ can thiệp.
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý trừ trường hợp pháp luật cho phép”
“Người nào khám xét trái phép chỗ ở công dân, đuổi trái phép người khác ra khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm của công dân thì bị phạt cảnh cáo cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”
HOẠT ĐỘNG 2
HS TỰ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN NHÓM VỀ
NỘI DUNG BÀI HỌC`
HS: tự nghiên cứu nội dung bài học sau đó thảo luận theo nhóm
Gv: đặt câu hỏi thảo luận nhóm
1/ Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân về chỗ ở là gì?
2/ Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân?
3/ Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?
4/ Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
II/ Nội dung bài học
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là một trong những quyền cơ bản của công dân.
- Công dân được các cơ quan Nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào nhà người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
- Chúng ta phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán tố cáo người làm trái pháp luật .
HOẠT ĐỘNG 3
LUYỆN TẬP QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI TÌNH HUỐNG
Tình huống 1/ Nhóm 1+2
Bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình thì có người gõ cửa muốn vào kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
Tình huống 2/ Nhóm 3 +4
Nhà hàng xóm không có ai nhưng lại thấy khói bốc lên trong nhà có thể là một cái gì đó đang bị cháy. Em sẽ làm gì?
-Chúng ta không cho người lạ người không có thẩm quyền vào nhà mình cũng như không tự tiện vào nhà người khác khi người đó chưa đồng ý
- Trong trường hợp cần thiết phải có sự chứng kiến của nhiều người xug quanh.
4/ Củng cố:
HOẠT ĐỘNG 4
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI SẮM VAI
GV : Hướng dẫn Hs sắm vai theo tình huống trong SGK trang 104
5/ Dặn dò:
Làm bài tập phần còn lại phần (d)
Đọc trước bài 18
PHẦN BỔ SUNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
ĐỀ DỰ KIẾN KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn: GDCD
Khối 6
Thời gian 45 phút
Câu 1/ Những việc làm sau đây, việc nào nói lên tính tích cực, tự giác trong hoạt động xã hội
Thích đi sinh hoạt
Đi xem vào các cuộc đua xe trái phép trên đường phố
Năng tập thể dục
Gọi điện báo Công an biết nơi tiêm chích xì ke
Siêng năng phụ giúp vệc gia đình
Giúp người nghèo neo đơn
Thích chơi trò chơi điện tử
Đi mua sắm thường xuyên
Tham gia các công tác địa phương
Gần gũi với các bạn yếu kém để tìm cách giúp đỡ bạn
Câu 2/ Những câu nào sau đây thể hiện biết sống chan hòa:
An hay nhắc bài bạn để giúp bạn học tốt
Thảo luôn nhường đồ chơi cho bạn
Dung thường tham gia cứu trợ đồng bào bị lũ lụt
Lệ không thích bà con ở dưới quê lên vì họ không sạch sẽ
Bình quý bạn nhưng vẫn ganh tị với bạn khi bạn hơn mình
Bảo không bao giờ tham gia sinh hoạt Đội
Gặp một bạn té xỉu ngoài đường, Hải và các bạn xúm lại xem
Bạn lớp trưởng luôn lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp
Câu 3 / Những câu nào sau đây thể hiện tính tiết kiệm :
Nhà Nam giàu có nhưng em rất tiết kiệm
Lan xin mẹ tổ chức sinh nhật thật lớn để đãi bạn bè
Chị Yến sợ tốn tiền đổ rác nên hay đem rác bỏ trước nhà hàng xóm
Mai nhịn ăn sáng để mua truyện
5 Thúy giữ gìn đồ dùng học tập rất cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài
Nhà Thủy nghèo nhưng bạn lại hay đua đòi
Câu 4/ Hãy nêu hành động thể hiện sự biết ơn?
Câu 5/ Hãy nêu 5 hành vi thể hiện sự lễ độ
..
..
..
Câu 6/ Có ý kiến cho rằng việc tôn trọng kỉ luật chung sẽ làm mất quyền tự do cá nhân. Em đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
.
.
.
Câu 7/ Nêu một vài câu ca dao. tục ngữ nói về tính siêng năng , kiên trì?
..
...............................................................................................................................
...
..
ĐÁP ÁN
Câu 1 : 1 điểm – Học sinh chọn các câu 1,4,6,7,8
Câu 2 : 1 điểm - Học sinh chọn các câu 2, 3, 8
Câu 3 : 1 điểm - Học sinh chọn các câu 1, 5
Câu 4 : 2 điểm – Học sinh nêu đúng 1 hành vi được 0,5 điểm
Câu 5 : 2 điểm – Học sinh nêu đúng 1 hành vi được 0,5 điểm
Câu 6 : 2 điểm – Hoc sinh nêu
- Không : 0.5 điểm
- Giải thích : 1.5 điểm
Câu 7 : 1 điểm – Học sinh nêu được 1 câu được 0,5 điểm
File đính kèm:
- giao duc cong dan 6.doc