Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 4, Bài 2: Thực hiện luật pháp luật - Thái Thị Bích Ngọc

- Gv : Trên cơ sở trả lời câu hỏi khẳng định và giới thiệu bài mới:

 Pháp luật với ý nghĩa là phương tiện quản lý của nhà nước, phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Pháp luật chỉ phát huy tác dụng khi đa số tán thành và thực hiện nghiêm chỉnh. Vậy thực hiện pháp luật là gì ? Cách thực hiện và trách nhiệm pháp lí như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài 2 : Thực hiện pháp luật.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 4, Bài 2: Thực hiện luật pháp luật - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 4 Ngày 15 tháng 09 năm 2011 BÀI 2: THỰC HIỆN LUẬT PHÁP LUẬT( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt được : 1. Về kiến thức : - Hiểu được thực hiện pháp luật là quá trình phức tạp gồm nhiều giai đoạn. - Nắm được khái nệm quyền và nghĩa vụ pháp lý, mối quan hệ giữa chúng . - Khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý . 2. Về kỹ năng : - Bước đầu phân tích được quá trình nhận thức, thực hiện hay vi phạm pháp luật, vận động trong thực tế của một quy phạm pháp luật. 3. Về thái độ hành vi : - Xác định được vai trò trách nhiệm của một cá nhân với tư cách là một chủ thể của một quá trình và nhiệm vụ pháp lý. - Chủ động thực hiện pháp luật. II . TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ NĂNG SỐNG - Sách giáo khoa GD CD lớp 12 ; sách gv lớp 12; các tài liệu liên quan đến bài học. - Phương tiện : Sơ đồ, biểu bảng, giấy khổ lớn, bút dạ... - Kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán hành vi vi phạm pháp luật. III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức . 2. Hỏi bài cũ : Câu hỏi: Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội ? 3. Bài mới - Gv : Em hãy nêu lên một số hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết ? - Hs : Nêu một số hiện tượng... - Gv : Trên cơ sở trả lời câu hỏi khẳng định và giới thiệu bài mới: Pháp luật với ý nghĩa là phương tiện quản lý của nhà nước, phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Pháp luật chỉ phát huy tác dụng khi đa số tán thành và thực hiện nghiêm chỉnh. Vậy thực hiện pháp luật là gì ? Cách thực hiện và trách nhiệm pháp lí như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này chúng ta nghiên cứu bài 2 : Thực hiện pháp luật. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật. ( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về tìm hiểu khái niệm pháp luật). - Gv : Yêu cầu học sinh đọc SGK, lấy ví dụ về một hiện tượng vi phạm pháp luật. Ví dụ : Đua xe máy trái phép, kinh doanh không nộp thuế... - Hs : Lấy ví dụ, phân tích. - Gv :Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi sau. CH: Thế nào là thực hiện pháp luật ? CH:Thực hiện pháp luật thể hiện qua hành động của mỗi người như thế nào ? - Hs : Trả lời các câu hỏi trên. - Gv : Kết luận và đưa ra khái niệm hoàn chỉnh. - Gv: Nêu câu hỏi. CH: Em hãy cho biết các yếu tố cơ bản để nhận biết một hành vi thực hiện pháp luật ? - Hs: Trả lời câu hỏi - Gv: Kết luận. - Hs: Đọc ví dụ (Sgk) làm rõ nội dung khái niệm. Hoạt động 2 Tìm hiểu các hình thức thực hiện pháp luật. ( Giáo dục kĩ năng:Hợp tác, giải quyết vấn đề) - Gv: Nêu câu hỏi. CH:Theo em có mấy hình thức thực hiện pháp luật ? CH:Đó là những hình thức nào ? - Hs : Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi. - Hs : Lấy ví dụ chứng minh. - Gv: Nêu câu hỏi. CH: Cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước như thế nào ? CH: Em hãy nêu một vai ví dụ ? Ví dụ : Hai người đăng ký hợp đồng lao động sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ. - Mua bán nhà phải đăng ký mới có hiệu lực. - Kinh doanh trốn thếu phải nộp phạt theo quy định của thuế quan - Hs: Trả lời câu hỏi liên hệ, lấy ví vụ. - Gv: Kết luận. 1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật. a. Khái niệm thực hiện pháp luật. * Khái niệm thực hiện pháp luật là : + Một quá trình hoạt động mục đích. + Làm cho cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. + Trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. * Các yếu tố cơ bản để nhận biết một hành vi thực hiện pháp luật . - Là gì ? Là hành vi ( Hoạt động có mục đích ) - Ai thực hiện ? Cá nhân, tổ chức, cơ quan, nhà nước. - Làm gì ? Biến đổi các quy phạm pháp luật thành hành vi hợp pháp. - Khi nào ? Điều kiện tham gia các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. b. Các hình thức thực hiện pháp luật . * Có bốn hình thức thực hiện pháp luật : - Thứ nhất : Sử dụng pháp luật. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép. - Thứ hai : Thi hành pháp luật. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Thứ ba: Tuân thủ pháp luật. Cá nhân, tổ chức không làm những điề mà pháp luật cấm. - Thứ tư :Áp dụng pháp luật. Các cơ quan, công chức nhà nước-> ra các quyết định * Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có văn bản quyết định áp dụng pháp luật của nhà nước. * Xử lý vi phạm pháp luật ... 4.Củng cố, luyện tập. - Gv: Cho học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản để củng cố bài học. - Gv: Yêu cầu học sinh đọc Bài đọc thêm 1qua đó rút ra ý nghĩa bài học. 5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà. GV:- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK trang 26 - Đọc trước bài 2 tiết 2.

File đính kèm:

  • docTiET 4- thực hiện pháp luật.doc
Giáo án liên quan