Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đến yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưởng nhân tài.Mục đích là chuẩn bị một thế hệ công dân có trí tuệ và tài năng tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để đi vào thời đại khoa học công nghệ, thông tin điện tử, hội nhập và toàn cầu hoá.
Vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải làm gì để phát huy các quyền cơ bản của công dân ? Chăm lo đến các quyền cơ bản đó có quyền học tập, sáng tạo, và phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8 để làm rõ những nội dung trên.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 26, Bài 8: Pháp luật với sự phát triển của công dân - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 26 Ngày 23 tháng 2 năm 2012
BÀI 8: PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN ( Tiết 2)
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài cũ:
Câu hỏi : 1. Em hãy trình bày nội dung quyền học tập, sáng tạo của công dân ?
2. Là học sinh THPT em có quyền được sáng tạo không ? Cho ví dụ ?
3. Bài mới.
Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng đến yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưởng nhân tài.Mục đích là chuẩn bị một thế hệ công dân có trí tuệ và tài năng tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để đi vào thời đại khoa học công nghệ, thông tin điện tử, hội nhập và toàn cầu hoá.
Vậy Đảng và Nhà nước ta cần phải làm gì để phát huy các quyền cơ bản của công dân ? Chăm lo đến các quyền cơ bản đó có quyền học tập, sáng tạo, và phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8 để làm rõ những nội dung trên.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, phát triển của công dân.
( Giáo dục kĩ năng: phân tích, khái quát vấn đề).
- Gv : Quyền học tập, sáng tạo có ý nghĩa ntn đối với công dân ?
- Gv : Nêu câu hỏi định hướng.
CH : Tại sao chăm lo tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện là mục tiêu của chính sách phát triển kinh tê xã hội ở nước ta trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ?
- Hs : Trả lời câu hỏi trên
- Gv : Khái quát và kết luận.
Hoạt động 2
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước và công dân đối với quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân.
( Giáo dục kĩ năng: hợp tác tìm trách nhiệm của Nhà nước và công dân đối với quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân)
- Gv : Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Gv : Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1.
CH : Việc ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm mục đích gì ?
CH : Những chính sách đó quy định ở đâu?Vì sao ?
Nhóm 2.
CH : Nhà nước phải làm gì để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục?
CH : Mục đích của việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là gì ?
CH : Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể ?
Nhóm 3 :
CH : Nhà nước phải làm gì để phát huy sự tìm tòi sáng tạo nghiên cứu khoa học của công dân ?
CH : Em hãy nêu một số ví dụ ?
Nhóm 4.
CH : Nhà nước phải làm gì để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước ?
CH : Hãy kể những ưu đải mà nhà nước đã dành cho học sinh, sinh viên giỏi ?
Nhóm 5.
CH : Trách nhiệm của công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân?
- Hs : Thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình.
- Gv :Nhận xét, bổ sung và kết luận.
2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo, phát triển của công dân
- Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người phát triển toàn diện
- Đảm bảo nhu cầu học tâp của mỗi người, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục...
3. Nhà nước bảo đảm quyền học tập sáng tạo và phát triển của công dân.
a. Trách nhệm của Nhà nước.
* Nhà nước quan tâm đến chiến lược phát triển con người, coi con người là động lực của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
- Ban hành chính sách, pháp luật thực hiện đồng bộ biện pháp cần thiết.
Mục đích : Để các quyền này thực sự đi vào cuộc sống của mỗi công dân.
- Được quy định trong Hiến pháp, Luật giáo dục, Luật dân sự, Luật bảo vệ và chăm sóc gia đình trẻ em, trong nhiều văn bản khác.
- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
Mục đích : Tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
+ Nhà nước có chính sách về học phí, học bổng...
+ Giúp đở học sinh nghèo, sinh viên nghèo
+ Quan tâm đến giáo dục vùng sâu, vùng xa.
+ Tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người...
=> Giảm bớt được khó khăn cho nhiều gia đình và học sinh...
- Nhà nước phát huy sự tìm tòi sáng tạo nghiên cứu khoa học .
+ Nhà nước chăm lo đến điều kiện việc làm , lợi ích vật chất, tinh thần của con người.
+ Bảo đảm quyền tác giả đối với phát minh sáng chế...
- Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát huy và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
+ Đảm bảo cho những người học giỏi, có năng khiếu phát triển.
+ Mở trường chuyên, lớp chọn cho bậc trung học phổ thông.
+ Cấp học bổng.
+ Đầu tư xây dựng một số trường trọng điểm quốc gia.
+ Phát hiện và bồi dưởng kịp thời các nhân tài cho đất nước.
b. Trách nhiệm của công dân
- Có ý thức học tập tốt để có kiến thức->phục vụ lợi ích cho bản thân, gia đình, xh
- Có ý chí vươn lên tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cần thiết cho xh
- Có ý thức góp phần nâng cao dân trí, đưa đất nước phát triển.
*Củng cố bài, luyện tập : Hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học
- Gv : Làm bài tập số 6 để củng cố bài học và luyện tập.
* Dặn dò và hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà.
- Hs: Làm các bài tập còn lại sgk. Học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- TIET 26- PHap luat voi su phat trien cua cong dan. doc.doc