. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
a. Khái niệm quyền khiếu nại tố cáo.
* Khái niệm :
- Quyền khiếu nại tố cáo : Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân của công dân, cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 24, Bài 6: Công dân với các quyền dân chủ - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 24 Ngày 11 tháng 02 năm 2012
BÀI 6: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ
1 Hỏi bài củ :
Câu hỏi : Cơ chế Dân biết, dân bàn, dân, làm, dân kiểm tra được biểu hiện như thế nào ?
2. Giới thiêu bài mới.
GV. Bổ sung ý trả lời của học sinh để dẫn vào bài mới .
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm quyền khiếu nại tố cáo.
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lí thông tin, tìm hiểu khái niệm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân)
- Gv: Nêu câu hỏi :
CH: Trong quá trình thực hiện các quyền dân chủ kể trên, nếu phát hiện các cá nhân tổ chức có những biểu hiện vi phạm pháp luật thì người dân có thể làm gì?
CH: Làm thế nào để bảo vệ những quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại và để ngăn chặn những việc làm trái với các tổ chức, cá nhân?
CH: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh ?
Ví dụ : Quyết định của UB ND xã về việc thu hồi đất trái pháp luật...
CH: Thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo?
- Hs: Quan sát SGK trả lời.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
CH: Mục đích của khiếu nại là gì ?
CH: Mục đích của việc tố cáo là gì ?
CH: Vậy việc khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa gì Hoạt động 2.
Tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác, so sánh để tìm hiểu nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân).
- Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận với các nội dung sau .
CH: Chủ thể khiếu nại ? tố cáo?
CH: Thẩm quyền giải quyết KN, tố cáo?
CH: Quy trình thực hiện giải quyết KN, tố cáo?
- Hs: Trình bày kết quả thảo luận.
- Gv: Kết luận
3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
a. Khái niệm quyền khiếu nại tố cáo.
* Khái niệm :
- Quyền khiếu nại tố cáo : Là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp, là công cụ để nhân dân thực hiện dân chủ trực tiếp trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại.
- Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân của công dân, cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quỳen lợi ích hợp pháp của mình.
- Quyền tố cáo: Là quyền của công dân được báo cho cơ quan tổ chức, có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoắc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
* Mục đích của khiếu nại, tố cáo :
- Mục đích của khiếu nại : Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của chính người khiếu nại đã bị xâm hại.
- Mục đích của khiếu tố cáo :
Là phát hiện và ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân.
- Là hình thức giúp công dân bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình .
b. Nội dung quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nội dung
Khiếu nại
Tố cáo
Chủ thể
Cá nhân ,cơ quan, tổ chức
Chỉ có công dân có quyền tố cáo
Thẩm quyền giải quyết
- Người đứng đầu cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại.
- Chủ tịnh UBND cấp Tĩnh, Bộ trưởng...
- Người đứng đầu cơ quan tổ chức, có thẩm quyền quản lí người bị tố cáo.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan tổ chức có người bị tố cáo.
- Chánh thanh tra các cấp, tổng thanh tra Chính phủ.
- Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan tố tụng ( điều tra, kiểm sát, toà án) giải quyết.
Quy trình thực hiện
- Bước 1: Nộp đơn
- Bước 2: Người giải quyết KN xem xét giải quyết...
- Bước 3: Nếu người KN đồng ý với kết quả thì quyết định của giải quyết KN có hiệu lực thi hành.
- Bước 4: Người giải quyết KN lần hai xem xét...Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì có thể khởi kiện ra toà àn hành chính thuộc toà án nhân dân. ( Tuy nhiên người KN vẫn có quyền yêu cầu TA giải quyết theo thủ tục tố tụng.
- Bước 1: Người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan.. có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
- Bước 3. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền tố cáo lên cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan giải quyết tố cáo.
- Bước 4:Cơ quan tổ chức, cá nhân giải quyết tố cáo lần hai có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo luật định.
4. Củng cố bài.
- Gv: Cho học sinh hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà: làm bài tập còn lại SGK tang 75 . nghiên cứu bài mới.
File đính kèm:
- TIET 24- Cong dan voi cac quyen dan chu.doc