Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 22, Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ -Thái Thị Bích Ngọc

1. Về kiến thức :

 - Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân.

 - Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân.

 2. Về kỹ năng :

 - Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở cơ sở.

3.Về thái độ hành vi :

 - Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân, học sinh với việc thực hiện các quyền tự do dân chủ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 22, Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ -Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT: Tiết 22 Ngày 13 tháng 1 năm 2012 BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt được : 1. Về kiến thức : - Hiểu được khái niệm nội dung, ý nghĩa và cách thực hiện một số nội dung quyền dân chủ của công dân. - Hiểu được mối quan hệ trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân trong việc thực hiện đúng đắn các quyền dân chủ của công dân. 2. Về kỹ năng : - Biết quan sát, phân tích, nhận xét về việc thực hiện các quyền dân chủ của công dân ở cơ sở. 3.Về thái độ hành vi : - Hình thành ý thức, niềm tự hào và thái độ tích cực của công dân, học sinh với việc thực hiện các quyền tự do dân chủ. II .TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ KỸ NĂNG SỐNG - Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học. - Phương tiện : thước kẻ, giấy khổ lớn, bút dạ... - Kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề... III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức . 2. Hỏi bài cũ : Câu hỏi : Hãy trình bày nội dung quyền tự do ngôn luận ? Trách nhiệm của công dân về việc thực hiện quyền tự do ngôn luận như thế nào ? 3. Bài mới. - Gv : Nêu câu hỏi để giới thiệu vào bài. CH : Em hiểu thế nào là nhà nước của dân, do dân, vì dân. ? - Trên cơ sở câu trả lời của học sinh giáo viên khái quát vào bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1 Tìm hiểu các hình thức dân chủ ( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin , khái quát vấn đề). - Gv : Nêu câu hỏi định hướng. CH : Làm thế nào để công thực hiện quyền làm chủ đất nước, tham gia quản lý xã hội và quyết định những vấn đề lớn trọng đại của đất nước ? CH :Lịch sử đã hình thành 2 hình thức chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình, đó là những hình thức nào ? CH : Vậy theo em thế nào là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện ? Hoạt động 2 Tìm hiểu khái niệm quyền bầu cử, ứng cử của công dân. ( Giáo dục kĩ năng: Tìm Tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu khái niệm) - Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại CH : Điều kiện đầu tiên cần có để dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện được thực thi đó là gì ? CH: Các em đã tham gia các cuộc bầu cử nào chưa? CH: Thế nào là quyền bầu cử và ứng cử? Hoạt động 3 Tìm hiểu nội dung quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. ( Giáo dục kĩ năng: hợp tác tìm hiểu quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân). - Gv: Nêu câu hỏi thảo luận CH: Nội dung quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân được thể hiện ntn? CH: Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân phải đảm bảo những điều kiện nào? CH: Tại sao pháp luật quy định về độ tuổi như vậy? - Gv: Gợi ý những vấn đề khó. - Hs: Trả lời các câu hỏi trên? - Gv: Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận. CH: Luật bầu cử quy định những trường hợp nào không được thực hiện quyền bầu cử CH: Các hình thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân là gì? CH: Quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào? Mục đích? - Gv: Gợi ý những vấn đề khó. - Hs: Trả lời các câu hỏi trên. CH: Việc quy định này có ý nghĩa như thế nào? CH: Pháp luật quy định trình tự thủ tục, tổ chức cuộc bầu cử dân chủ như thế nào ? - Lịch sử đã cho thấy sự hình thành 2 hình thức chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đó là : + Dân chủ trực tiếp : là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nd thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc chung của đất nước. +Dân chủ đại diện: là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nd bầu ra những người đại diện của mình quyết định các công việc chung của đất nước? * Điều kiện đầu tiên cần có để nhân dân thực thi dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp: là việc NN ghi nhận các quyền dân chủ của công dân qua Hiến pháp, pl các quyền dân chủ của công dân. 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử. Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực chính trị, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thứ dân chủ gián tiếp ở địa phương và trong phạm vi cả nước. - Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân. b. Nội dung quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân. * Người có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân. - Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử . - Mọi công dân 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, hội đồng nhân theo quy định của pháp luật . - Công dân được hưởng quyền bình đẳng trong bầu cử, ứng cử, không có sự phân biệt đối xử trg việc thực hiện quyền này. => Luật bầu cử quy định rất chặt chẽ những trường hợp không được thực hiện quyền này: - Những TH không được thực hiện quyền bầu cử: + Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp lí. +Người đang phải chấp hành hình phạt tù. + Người đang bị tạm giam... - Những TH không được thực hiện quyền ứng cử: ( Đọc thêm) * Các hình thức thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân. - Bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp bỏ phiếu kín. ->Tạo ra sự bình đẳng - Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng 2 con đường : Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. c. ý nghĩa của quyền bầu cử, ứng cử của nhân dân. - Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước. - Thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước... - Đảm bảo thực hiện quyền công dân... Tóm lại : Quyền bầu cử, ứng cử, quyền bải nhiệm đại biểu phải được tiến hành theo nguyên tắc, trình tự thủ tục chặt chẻ do pháp luật quy định thì mới bảo đảm dân chủ thực sự .

File đính kèm:

  • docTIET 22- Cong dan voi cac quyen dan chu. doc..doc
Giáo án liên quan