Tìm hiểu bản chất của pháp luật
(Giáo dục kỹ năng: Phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất của pháp luật).
- Gv : Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để tìm hiểu bản chất của Pháp luật.
Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH: Trong xã hội có giai cấp, nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?
CH: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ nào?
- Gv : Cho học sinh lập bảng so sánh để tìm hiểu pl của các nhà nước trong lịch sử.
- Gv : Nêu câu hỏi.
CH : Vì sao Pháp luật mang bản chất xã hội ?
- Hs : Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau :
VD: PL bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc vào đất, vào nguồn nước . Vì QĐ này bắt nguồn từ thực tiễn cần có đất và nguồn nước sạch để bảo vệ sức khoẻ cho con người và toàn xã hội.
- Hs: Trả lời câu hỏi.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 2, Bài 1: Pháp luật và đời sống - Năm học 2012-2013 - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 2 Ngày 05 tháng 09 năm 2012
BÀI 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG( Tiết 2)
1. Ổn định tổ chức
2. Hỏi bài cũ :Pháp luật là gì ? Các đặc trưng của pháp luật ?
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu bản chất của pháp luật
(Giáo dục kỹ năng: Phân tích, so sánh tìm hiểu bản chất của pháp luật).
- Gv : Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để tìm hiểu bản chất của Pháp luật.
Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH: Trong xã hội có giai cấp, nhà nước mang bản chất của giai cấp nào?
CH: Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ nào?
- Gv : Cho học sinh lập bảng so sánh để tìm hiểu pl của các nhà nước trong lịch sử.
- Gv : Nêu câu hỏi.
CH : Vì sao Pháp luật mang bản chất xã hội ?
- Hs : Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau :
VD: PL bảo vệ môi trường quy định nghiêm cấm hành vi thải chất thải chưa được xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường và chất độc vào đất, vào nguồn nước . Vì QĐ này bắt nguồn từ thực tiễn cần có đất và nguồn nước sạch để bảo vệ sức khoẻ cho con người và toàn xã hội.
- Hs: Trả lời câu hỏi.
- Gv: Bổ sung, kết luận.
CH: Vậy một đạo luật chỉ phát huy được hiệu lực và hiệu quả khi nào ?
CH: Theo em , hai nhà nước có cùng một chế độ chính trị - xã hội giống nhau thhì pháp luật có hoàn toàn giống nhau không? Tại sao?
Chuyển ý: Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ giữa pl với kinh tế, chính trị, đạo đức. Vậy mqh đó ntn chúng ta tìm hiểu mục 3.
Hoạt động 2
Tìm hiểu mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
(Giáo dục kỹ năng: Hợp tác để tìm hiểu mqh giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức).
- Hs: Thảo luận tìm hiểu các nội dung cơ bản và tìm hiểu các nội dung theo các câu hỏi sau:
- Gv: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi và điền vào bảng sau:
2. Bản chất của pháp luật.
a. Bản chất giai cấp của pháp luật.
-> Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp.
- Bản chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
- Bản chất giai cấp của pháp luật là biểu hiện chung của bất kì kiểu pl nào, nhưng mỗi kiểu pl có biểu hiện riêng của nó.
Nhà nước
Giai cấp thống trị
Mục đích của NN
Bản chất của pl
CHNL
Chủ nô
Q lợi của gc chủ nô
B/c của gc chủ nô
PK
Địa chủ
Q lợi của gc pk
B/c của gc PK
TS
Tư sản
Q lợi của gcTư sản
B/c của gc Tư sản
XHCN
G/c CN và NDLD
Q lợi của NDLĐ
B/c của gc cn và ndld
- Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
b. Bản chất xã hội của Pháp luật.
- Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ các quan hệ xã hội vì sự phát triển của xã hội.
+ Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân . Bao nhiêu lợi ích đều vì nhân dân.
+ Chủ Tịch Hồ Chí Minh khẳng định “ Pháp luật của nước ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, quyền dân chủ rộng rãi cho nhân dân”
-> Khi kết hợp hài hoà giữa bản chất xã hội với bản chất giai cấp thì đạo luật sẽ phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
->Không giống nhau vì các nhà nước đó tồn tại trong những xã hội khác nhau, điều kiện lịch sử, phong tục tập quán, lối sống khác nhau.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị và đạo đức.
Câu hỏi 1: Em hãy cho biết mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế ? Cho ví dụ ?
Kinh tế
Pháp luật
Mối quan hệ
- Chế độ kinh tế là cơ sở của
pháp luật.
- Phát triển các quan hệ kinh tế làm biến đổi sâu sắc trong nội dung và hình thức pháp luật.
- Nội dung pháp luật phản ánh nhu cầu, tính chất và trình độ phát triển các quan hệ kinh tế.
- Pháp luật phù hợp, phản ánh khách quan quy luật phát triển của kinh tế xã hội.
Pháp luật và kinh tế có mối quan hệ chặt chẻ với nhau.
Câu hỏi 2: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Chính trị
Pháp luật
Mối quan hệ
- Đờng lối của Đảng đợc thể chế hoá bằng pháp luật và được bảo đảm thi hành bằng quyền lực của nhà nớc.
Ví dụ:
- Pháp luật là công cụ hiệu quả của Đảng để thực hiên đờng lối chủ trơng, chính sách của mình.
Ví dụ:
Pháp luật và chính trị có mối quan hệ chặt chẻ với nhau.
Câu hỏi 3: Mối quan hệ giữa pháp luật với Đạo đức ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Đạo đức
Pháp luật
Mối quan hệ
- Các quy tắc của Đạo đức có tính phổ biến được nhà nước ghi nhận bằng quy phạm pl.
- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ giá trị Đạo Đức.
Có mối quan hệ chặt chẻ, có mối quan hệ qua lại lẫn nhau.
5. Củng cố, luyện tập:
Gv: Cho học sinh trả lời các câu hỏi sau để củng cố bài.
- CH : Vì sao nói pl mang bản chất giai cấp sâu sắc ?
- CH : Mqh của pl với kinh tế, chính trị, đạo đức ?
6. Dặn dò và hướng dẫn học ở nhà.
- Làm bài tập 3,4 (Sgk trang 14).
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung tiết 3: Vai trò của pl trong đời sống xã hội( Trang 10, 11 SGK).
File đính kèm:
- TiET 2- Phap luat va doi song.doc.doc