Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 17: Ôn tập học kì I - Năm học 2013-2014 - Hồ Thị Thanh Hà

Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ?

*Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức.

* Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây:

- Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

- Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 17: Ôn tập học kì I - Năm học 2013-2014 - Hồ Thị Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP - Giáo viên nêu hệ thống hoá kiến thức cơ bản dưới dạng các câu hỏi. - Học sinh nhớ lại kiến thức đã học trả lời. - Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải đáp những vấn đề học sinh thắc mắc. IV. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP. 1.Ổn định tổ chức. 2. Đề cương ôn tập Bài 1 Pháp luật và đời sống Câu 1: Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật * Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. * Vai trò của pháp luật ( Giáo viên nhấn mạnh vai trò quản lí xã hội của pháp luật là đem lại hiệu quả cao nhất) - Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội - Là phương tiện để công dân thực hiện và bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 2: So sánh giữa pháp luật và đạo đức? Nội dung Đạo đức Pháp luật Nguồn gốc hình thành Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội, do nhân dân ghi nhận Các quy tắc xử sự chung trong đời sống xã hội được nhà nước ghi nhận Nội dung Các quy tắc xử sự(việc nên làm, việc không nên làm) Các quy tắc xử sự(việc được làm, việc phải làm, việc không được làm) Hình thức thể hiện Thông qua lương tâm, thái độ của con người Văn bản pháp luật Phương thức tác động Giáo dục bằng thái độ, lấy đức phục nhân Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước Bài: 2 Thực hiện pháp luật Câu 3: Thực hiện pháp luật là gì? Các hình thức của thực hiện pháp luật? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật ? *Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức. * Các hình thức thực hiện pháp luật :Có 4 hình thức sau đây: - Sử dụng pháp luậ t: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm. - Thi hành pháp luật : Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. - Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm. - Áp dụng pháp luật : Các cơ quan, công chức có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức. Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình thông qua hình thức áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước: + Các quyền và nghĩa vụ của công dân không tự phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. + Cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức. Căn cứ vào quyết định đó, người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. * So sánh sự giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật - Giống nhau : Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống , trở thành những hành vi hợp pháp của chủ thể thực hiện. - Khác nhau : + Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể PL có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được PL cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện. + ADPL là hình thức chỉ có sự tham gia của cơ quan và cán bộ , công chức nhà nước. Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật Câu 4: Em hiểu như thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí ? Cho ví dụ ? - Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. - Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình : + Quyền: bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự, chính trị khác.... + Nghĩa vụ: Bảo vệ Tổ quốc, đóng thuế... => Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội. - Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. VD. Câu 5: Xử lí tình huống bài tập số 4 SGK trang 31 Gợi ý : - Thắc mắc của gia đình N là sai. - Vì N và A không cùng độ tuổi. Trong đó, A không phải là người chủ động thực hiện mà chỉ theo sự lôi kéo của N nên mới cùng nhau bàn kế đi cướp. Việc xử lí người chưa thành niên ( từ 14 tuôi đến dưới 18 tuổi ) phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm , phát triển lành mạnh và trở thành người CD có ích cho XH. Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội Câu 6: Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ? Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng ? Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay ? * Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn tròn lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội. Bình đẳng giữa vợ và chồng: * Ý nghĩa: - Tạo cơ sở để vợ chồng củng cố tình yêu, đảm bảo sự bền vững của gia đình, phát huy truyền thống của dân tộc - khắc phục tư tưởng lạc hậu trọng nam khinh nữ - Tạo điều kiện cho người phụ nữ có điều kiện đóng góp và phát triển trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Câu 7: Việc giao kết HĐLĐ phải theo nguyên tắc nào ? Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động ? Thực hiện đúng giao kết hợp đồng lao động đem lại quyền lợi gì cho người lao động và người sử dụng lao động ? - Việc giao kết HĐLĐ phải theo nguyên tắc sau : + Tự do, tự nguyện, bình đẳng + Không trái với pl và thỏa ước LĐ tập thể + Giao kết trực tiếp giữa người LĐ và người sử dụng LĐ. - Tại vì : Sau khi kí kết HĐLĐ , quyền LĐ của CD trở thành thực tế và mỗi bên có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình. - Việc thực hiện đúng giao kết hợp đồng LĐ sẽ đem lại những lợi ích sau : + Về phía người lao động : Không bị mất các khoản trong hợp đồng thực hiện đầy đũ quyền và nghĩa vụ của mình + Về phía người sử dụng lao động : Yên tâm về nhân sự của mình Câu 8: Việc Nhà nước ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao và quy định không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con có trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động không ? Vì sao? - Không trái với nguyên tắc công dân bình đẳng trong lao động. + Việc nhà nước ưu đãi đối người LĐ có trình độ kĩ thuật cao nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng , làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước. + Pháp luật có quy định cụ thể đối với LĐ nữ : LĐ nữ có quyền hưởng chế độ thai sản ; Người sử dụng LĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ với LĐ nữ vì lí do kết hôn , có thai , nghỉ thai sản , nuôi con dưới 12 tháng tuổi , đồng thời không sử dụng lao động nữ vào các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con. Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo Câu 9: Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc ? Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo? - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt chủng tộc, màu da... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. - Nhằm để rút ngắn khoảng cách và tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa , xã hội tiến kịp trình độ chung của đất nước *Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị. - Thể hiện: Quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước - Quyền này được thực hiện thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế. - Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. - Nhà nước quan tâm đến các dân tộc thiểu số = các chính sách , chương trình phát triển kinh tế ở những vùng đặc biệt khó khăn. Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, xã hội. - Thể hiện:Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chử viết của mình. - Những phong tục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn và phát huy. - Các dân tộc VN đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà. Nhà nước tạo đk cho mọi người đều có cơ hội học tập *Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: - Các tôn giáo việt nam được pháp luật thừa nhận đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tín ngưnữg tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật được nhà nước bảo đảm, những nơi thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Câu 10: Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chũ nghĩa ? - Thực hiện tốt chính sách các dân tộc , tôn giáo bình đẳng , đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc , tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy tình đoàn kết gắn bó của nhân dân VN, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước. 3. Củng cố bài: - Gv: Nhấn mạnh và khắc sâu một số nội dung cơ bản. 4. Dặn dò học sinh. - Hs: chuẩn bị bài ở nhà tốt để học kỳ đkhảo sát chất lượng học kì I đạt kết quả cao.

File đính kèm:

  • docTiet 17.doc
Giáo án liên quan