Thảo luận nhóm:
- Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?
- Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?
- Nêu khái niệm?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
* Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 13 - Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (tiếp) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Niêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13. Soạn ngày: 30/10/2011.
Bài 6 ( tiếp)
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1. Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân phải được qui định trong hiến pháp?
2.Thế nào là quyền bất khả về thân thể? Nội dung của quyền bất khả về thân thể ? Nêu ví dụ?
3. Giảng bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1
Thảo luận nhóm:
- Theo em, nếu tính mạng một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó sẽ như thế nào?
- Nếu tính mạng của nhiều người bị đe doạ thì xã hội sẽ thế nào? Có phát triển lành mạnh được không?
- Nêu khái niệm?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
* Nếu tính mạng của một người luôn bị đe doạ thì cuộc sống của người đó thật bất an, không thể yên ổn để lao động, học tập, công tác, vì tính mạng là vốn quý nhất của con người. Nếu tính mạng của nhiều người luôn bị đe doạ thì trật tự, an ninh xã hội không được bảo đảm...
* Hoạt động 2
Thảo luận nhóm:
* Tình huống 1: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào bệnh viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này, A đã xâm phạm tới sức khoẻ của B, vi phạm quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của CD.
* Tình huống 2: A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn ở lớp.
Em hãy nêu một vài ví dụ về hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
- GV nêu câu hỏi:
- Thế nào là xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác?
- Đối với quyền này của công dân, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào?
- HS: Trao đổi, trả lời.
- GV: N/x, bổ xung, kết luận.
* Pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi:
+ Đánh người (đặc biệt là đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khoẻ của người khác)
+ Giết người, đe doạ giết người, làm chết người.
+ Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
b) Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân
* Thế nào là
Công dân có quyền được bảo đảm an tòan về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
* Nội dung:
Thứ nhất: Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
- Không ai được đánh người; đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng của người khác như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
Thứ hai: Không ai được xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Không bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người đó.
* Ý nghĩa:
(HS đọc thêm sgk.)
4. Củng cố-Hệ thống bài
Các quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. (Nội dung , Ý nghĩa)
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc phần còn lại – Câu hỏi sgk.
File đính kèm:
- Tiet13 CD12.doc