Đảng và nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã xác định : Vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đồng bào theo các tôn giáo là nhân tố quyết định đối với mọi thắng lợi. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước hiện nay. Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 5.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Tiết 12, Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo - Thái Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PPCT TIẾT: 12 Ngày 12 tháng 11 năm 2011
BÀI 5: BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO
I. MỤC TIÊU:
Học sinh cần đạt được :
1. Về kiến thức :
- Nắm được kn dân tộc, tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Nội dung, ý nghĩa, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Chính sách của Nhà nước trong việc đảm bảo bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
2 .Về kỹ năng :
- Biết phân tích đánh giá đúng việc thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng.
3.Về thái độ hành vi :
- Có niềm tin với pháp luật, với nhà nước trong việc thực hiện chính sách dân tộc tôn giáo.
- Tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người khác..
II .TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY VÀ KỸ NĂNG SỐNG
- Sách giáo khoa GDCD lớp 12; SGV lớp 12; các tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng liên quan đến bài học.
- Phương tiện : máy chiếu...
- Kỹ năng: Tìm kiếm, xử lí thông tin, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức .
2. Hỏi bài củ :
Câu hỏi : Nhà nước bảo đảm cho công dân quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào?
3. Bài mới :
Đảng và nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã xác định : Vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó có đồng bào theo các tôn giáo là nhân tố quyết định đối với mọi thắng lợi. Đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đât nước hiện nay. Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 5.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm bình đẳng giữa các dân tộc
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin vấn đề bình đẳng giữa cácdân tộc)
- Gv : Nêu vấn đề : Đại gia gia đình dân tộc Việt Nam thống nhất hiện có 54 dân tộc anh em.
CH : Vậy dân tộc trong bài này được hiểu theo nghĩa nào ?
Ví dụ : Dân tộc Tày, Nùng, Mèo, Mông
CH : Vậy thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
CH : Bình đẳng được xuất phát từ đâu ?
- Hs : Trả lời các câu hỏi trên.
- Gv : Nhận xét, bổ sug và kết luận.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bình đẳng giữa các dân tộc
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung bình đẳng giữa các dân tộc)
- Gv : Chia lớp thành 3 nhóm.
- Gv : Giao nhệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Thảo luận theo nội dung 1.
CH : Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị được thể hiện như thế nào?
CH : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thực hiện qua những hình thức nào ?
Nhóm 2. Tìm hiểu nội dung 2.
CH : Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế được thể hiện như thế nào?
CH:Vì sao phải quan tâm đến các dân tộc thiểusố ?
CH :Việc nhà nước quan tâm đến các dân tộc thiểu số có vi phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc không ? Vì Sao ?
Nhóm 3. Tìm hiểu nội dung 3.
CH : Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị được thể hiện như thế nào?
- Hs : Đại diện các nhóm trình bày.
- Hs : Các nhóm khác bổ sung.
- Gv : Nhận xét, bổ sung, kết luận cho từng nhóm.
- Gv : Tiếp tục nêu câu hỏi.
CH : Việc quy định quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa gì ?
- Gv : Dùng phương pháp đàm thoại.
- Gv : Nêu câu hỏi.
CH : Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc được ghi nhận ở đâu ? Vì sao ?
CH : Đảng và Nhà nước có chính sách ntn về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
CH : Tại sao lại nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia dân tộc ?
- Hs : Trả lời các câu hỏi gv đưa ra.
- Gv : Nhận xét, bổ sung, kết luận.
1. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
a. Thế nào là bình đẳng giữa các dân tộc?
- Dân tộc được hiểu theo hai nghĩa. Trong bài này, dân tộc được hiểu theo nghĩa là một bộ phận dân cư của quốc gia.
* Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, không phân biệt chủng tộc, màu gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
- Bình đẳng xuất phát từ quyền cơ bản của con người và đều có nghĩa vụ ngang nhau.
b. Nội dung cơ bản quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về chính trị.
- Thể hiện: Quyền của công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước
- Quyền này được thực hiện thông qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp.
* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về kinh tế.
- Thể hiện ở chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước quan tâm đến các dân tộc thiểu số = các chính sách , chương trình phát triển kinh tế ở những vùng đặc biệt khó khăn.
* Các dân tộc Việt Nam đều được bình đẳng về văn hoá, xã hội.
- Thể hiện:Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chử viết của mình.
- Những phong tục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn và phát huy.
- Các dân tộc VN đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà. Nhà nước tạo ddk cho mọi người đều có cơ hội học tập
c. Ý nghĩa quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Bình đẳng giữa các dân tộc là cỏ sỡ của sự đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thực hiện tốt chính sách các dân tộc là sức mạnh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
d. Chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc.
- Nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc.
Tóm lại: Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
File đính kèm:
- TIET 12- Binh dang giua cac dt ton giao.doc.doc