Tìm hiểu các loại vi phạm pháp luật
(Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin, hợp tác tìm hiểu các loại VPPL).
- Gv: Yêu cầu học sinh đọc SGK .
- Hs:Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau.
CH: Theo em trên thực tế các vi phạm pháp luật xảy ra có giống nhau không?
CH: Vậy căn cứ vào đâu để xác định các loại vi phạm pháp luật?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Gv: Chia lớp thành 8 nhóm cho học sinh nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
Nhóm 1,2: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
CH: Vi phạm hình sự là những hành vi như thế nào? Những hành vi đó do chủ thể nào thực hiện?
CH: Chủ thể vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm gì?
CH::Chủ thể nào sẽ áp dụng pl để buộc các chủ thể vi phạm hình sự thực hiện trách nhiệm pháp lí?
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2012-2013 - Hồ Thị Thanh Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế nào với các con cái ?
- Hs: Trả lời câu hỏi và giải quyết tình huống ở SGK.
- Hs: Thảo luận nội dung sau :
CH : Xã hội phong kiến chấp nhận chế độ đa thê . Hiện nay LHNGĐ chỉ cho phép và bảo vệ chế độ 1 vợ, 1 chồng. Tư tưởng này có quan hệ đến nam giới không ?
CH : Biểu hiện như thế nào ?
CH: Quan hệ giữa ông bà và các cháu được thể hiện ntn?
CH: Quan hệ giữa anh, chị, em được thể hiện ntn?
Hoạt động 3
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
( Giáo dục kĩ năng: Tư duy phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình)
CH: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là gì?
CH : Người vi phạm phải bị xử lý như thế nào ?
- Hs: Trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
- Gv: Nhận xét, bổ sung và kết luận
*. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
Quan hệ giữa cha mẹ và các con.
- Cha mẹ: có quyền và nghĩa vụ ngang nhau với con cái trong gia đình:
+ Yêu thương,chăm sóc
+ Đại diện cho con chưa thành niên trước trước pháp luật.
+ Không được phân biệt đối xử giữa các con.
- Các con : Có quyền và nghã vụ ngang nhau trong gia đình. ( Yêu quý, kính trọng, không được có hành vi xúc phạm, ngược đải cha mẹ ).
Quan hệ giữa ông bà và các cháu.
-Thể hiện: Nghĩa vụ và quyền giữa ông bà nội, ông bà ngoại và các cháu.
- Nghĩa vụ: Trông nom, chăm sóc, giáo dục, sống mẫu mực...
Quan hệ giữa anh, chị, em.
- Thể hiện: Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ với nhau với tư cách là các thành viên trong gia đình...
c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
- Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình được thực hiện thông qua các chính sách cuả nhà nước...
- Nhà nước xữ lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.
- Các thành viên trong gia đình cần tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Kết luận: Trong quan hệ gia đình .Mọi người đều có quyền bình đẳng ngang nhau, vợ chồng phải có trách nhiệm với con cái và ngược lại, quyền bình đẳng trong gia đình được thể hể hiện cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật.
Gv: Dùng sơ đồ đế làm rõ nội dung:Trong quan hệ tài sản
Trong quan hệ hôn nhân
Trong quyền và nghĩa vụ ngang nhau
Vợ chồng bình đẳng với nhau
Quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
PPCT TIẾT: 9 Ngày 30 tháng 10 năm 2012
BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( Tiết 2)
* Ổn định tổ chức.
* Hỏi bài cũ:
Câu hỏi : Em hiểu thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình ?
* Dạy bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong lao động.
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về sự bình đẳng trong lao động)
- Gv : Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
CH : Tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân ? Hiện nay quyền và nghĩa vụ lao động của công dân được thể hiện như thế nào ?
CH : Thế nào là bình đẳng trong lao động ?
- Hs: Thảo luận tình huống SGK trang 34.
- Hs: Nêu quan điểm của mình.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động)
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Nếu là chủ doanh nghiệp em có yêu cầu gì khi tuyển dụng lao động? Vì sao ?
CH: Quyền lao động được thực hiện như thế nào ?
CH: Vậy quyền lao động của công dân được thể hiện trên cơ sở nào ?
CH: Thế nào là công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?
-- Gv: Nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu.
Ví dụ: Anh A đến công ty may H ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty .... Qua trao đổi từng điều khoản 2 bên đã thoả thuận và đi đến ký kết hợp đồng dài hạn với nội dung như sau:
Công việc anh A làm là tạo mẫu giày.
Thời gian làm việc 8 giờ/ ngày ( không quá 40 giờ/ tuần ).
Thời gian nghỉ : Tết, ốm, lễ.
Tiền lương 1500.000 đ / tháng.
Địa điểm làm việc.
Thời hạn hợp đồng : 5 năm
ĐK an toàn lđ; BHXH
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Hợp đồng lao động là gì ?
CH: Tại sao người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với nhau?
CH: Nguyên tắc ký kết hợp lao động.
- Hs: Thảo luận, trả lời.
- Gv: Nhận xét kết luận.
- Gv: Nêu câu hỏi.
Hoạt động 3
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong lao động.
( Giáo dục kĩ năng: Tư duy phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực lao động)
CH: Nhà nước đã có những chính sách và biện pháp nào để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong lao động?
- Hs : Trả lời câu hỏi.
- Gv : Kết luận.
2. Bình đẳng trong trong lao động .
a. Thế nào là bình đẳng trong lao động.
- Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, được thể hiện trong các quy định của pháp luật về lao động.
- Pháp luật nước ta thừa nhận quyền bình đẳng cuả công dân trong lao động.
* Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lđ thông qua tìm kiếm việc làm ; bình đẳng giữa người sử dụng lđ và người lđ thông qua HĐLĐ ; bình đẳng giữa lđ nam và lđ nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Quyền lao động là quyền của công dân được tự do sử dụng SLĐ của mình trong việc tìm kiếm và lựa chọn việc làm, có quyền làm việc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào mà pl không cấm
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình đẳng
- Người lao động và người sử dụng lao động cần: Ký kết hợp đồng lao động.
-> Đó là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của 2 bên.
* Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam.
- Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm và tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả tiền công...
- Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ có việc làm thường xuyên
c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
- Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh
- Khuyến khích việc quản lí lao động theo nguyên tắc dân chủ
*Tóm lại: Mọi công dân không phân biệt đối xử đều có quyền bình đẳng trước pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động.
PPCT TIẾT: 10 Ngày 12 tháng 11 năm 2012
BÀI 4 : QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ( Tiết 3)
* Ổn định tổ chức .
* Hỏi bài củ :
Câu hỏi. 1. Em hiểu thế nào là bình đẳng trong lao động ?
2. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được thực hiện như thế nào ?
* Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1
Tìm hiểu khái niệm bình đẳng trong kinh doanh
( Giáo dục kĩ năng: Tìm kiếm và xử lý thông tin về sự bình đẳng trong kinh doanh)
- Gv: Nêu câu hỏi.
CH: Theo em mục đích chính sách kinh tế của nhà nước ta hiện nay là gì ?
CH: Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bình đẳng trong lao động
( Giáo dục kĩ năng: Hợp tác tìm hiểu nội dung bình đẳng trong kinh doanh)
- Gv : Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
- Gv : Chia lớp thành 5 nhóm
- Gv : Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Nhóm 1 :
Có phải bất cứ ai củng có thể tham gia SXKD không? Vì sao?
Nhóm 2 :
Quyền của mọi doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh như thế nào ? Ví dụ ?
Nhóm 3 :
Vai trò của các thành phần kinh tế trong kinh tế thị trường như thế nào ?
Nhóm 4 :
Nội dung quyền bình đẳng được thể hiện như thế nào ? Cho ví dụ ?
Nhóm 5 :
Bình đẳng về nghĩa vụ được thể hện như thế nào ? Cho ví dụ ?
Hoạt động 3.
Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
( Giáo dục kĩ năng: Tư duy phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh doanh)
- Gv: Sử dụng phương pháp đàm thoại.
- Gv: Nêu câu hỏi đàm thoại.
CH: Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh như thế nào ?
CH: Sự đảm bảo về quyền bình đẳng đó được thể hiện cụ thể như thế nào ?
3. Bình đẳng trong Kinh doanh
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào tổ chức kinh tế, từ việc lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sxkd đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
b.Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
* Mọi công dân không phân biệt, nếu có đủ điều kiện đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, tuỳ sở thích và khả năng của mình .
* Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
* Mọi thành phần kinh tế là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta.
* Chủ động mở rộng quy mô sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường.
* Hoạt động SXKD thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, tuân thủ pháp luật, bảo vệ tài nguyên môi trường .
c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh.
- Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nhiệp ở nước ta.
- Ban hành luật doanh nghiệp.
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hửu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để yên tâm sx, kinh doanh.
- Pháp luật quy định giảm dần sự cách biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với các loại hình doanh nghiệp khác.
- Nhà nước bảo đảm bảm bằng cơ chế kiểm tra, giải quyết các tranh chấp kinh tế.
Hoạt động 3
* Củng cố :
- Gv : Cho học sinh hệ thống kiến thức toàn bài. Rút ra ý nghĩa của bài học.
- Hs : Vận dụng kiến thức đã học làm bài tập 10,11 SGK.
Hoạt động 4
* HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ.
- Gv: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập còn lại và học bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết vào tuần sau.
File đính kèm:
- Giao an GDCD tiet 610.doc